5 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHO CON NGỦ
Hầu hết các em bé từ sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu như bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Những sai lầm của bố mẹ có thể làm con mình bị thiếu ngủ. Kiểm lại xem bạn có ngâm sau sai lầm sau đây khóc nhé:
- Lệ thuộc vào thói quen của trẻ.
Đứa bé khóc khi bạn cho nó ngủ vào mỗi tối và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho nó thoải mái để nó ngủ nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì nó sẽ không bao giờ tự mình ngủ được. Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp nó đi ngủ. Lần tới, nếu nó khóc khi đi ngủ, bạn phải cố gắng chế ngự cảm giác “xót con”. Cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng thút thít của nó. Khi nó khóc từ sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ con. Tối hôm sau, thời gian kéo dài hơn đợi khoảng 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.
2. Hay cho con ăn thêm vào ban đêm.
Con bạn thật sự không cần ăn thêm vào ban đêm nữa khi cháu đã nặng 6 cân. Nếu cháu nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi anh vào khoảng 2 giờ sáng thì điều đó đã trở thành thói quen rồi. Lúc này thay vì vội vàng ẵm cháu ra khỏi nôi để dỗ dành, bạn thử để cháu tự đưa mình trở lại rất ngủ.
3. Đu đưa cho bé khi ngủ.
Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho nó ngủ, con bạn sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa nó không thể ngủ. Nếu cháu thường ngủ mỗ khi bạn cho cháu một bình sữa hay cho cháu bú, mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức cháu dậy trước khi đặt cháu vào giường.
4. Lẫn lộn ngày và đêm.
Cháu không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối, thì đừng để ánh sáng lọt vào trong phòng.
5. Cố định giờ ngủ.
Cần phải tập cho trẻ ngủ đúng giấc. Như thế sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cháu và bố mẹ, những người thân trong gia đình cũng ít bị quấy rầy hơn.
- Khi mới sinh: trong suốt hai tuần đầu tiên sau khi sinh và đôi khi còn kéo dài thêm một thời gian nữa, giấc ngủ của bé bị cái bụng chi phối. Những em bé còn bú mẹ cần ăn trong khoảng từ 2 – 3 giờ, những em bé được cho ăn theo công thức thì có bữa ăn cách nhau từ 3-4 giờ. Và sau đó mẹ ngủ lâu hơn giữa những bữa ăn khi chúng được 3 – 4 tháng.
- Sáu tuần tuổi: trước giờ ngủ bé bú lâu hơn và bắt đầu bỏ qua bữa ăn đêm. Hãy an tâm trước những thay đổi của bé vì việc một đứa trẻ ở tuổi này có những phản ứng mạnh hay thức giấc giữa đêm là điều hết sức bình thường.
- Từ 1 -2 tháng tuổi: trong thời gian này bé ngủ ít vào ban ngày và thường ngủ đầy giấc vào ban đêm. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em ở tuổi này vẫn cần những giấc ngủ chợp ít nhất từ 1- 3 giờ mỗi ngày. Những giấc ngủ ngắn của em bé được chia đều trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng nếu con bạn ngủ nhiều hơn 3 – 4 giờ suốt một giấc ngủ, hãy đánh thức bé dậy để cháu có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm.
- Ba tháng tuổi: trẻ đã hình thành giấc ngủ ổn định. Đây là lúc để con bạn làm quen với giấc ngủ sau khi ăn. Lúc đầu, điều này có lẽ khó khăn nếu không muốn nói là khó thực hiện. Nhưng bạn hãy cho cháu quen với việc đặt cháu bà nôi khi cháu vừa mở mắt ra sau giấc ngủ chợp trên tay bạn. Điều này sẽ làm cho cháu quen với giờ giấc ngủ dễ dàng hơn khi cháu lớn hơn một vài tháng nữa.
- Bốn thắng: ở tháng này, hầu hết trẻ em không thức dậy đòi ăn vào giữa đêm nữa. Chúng ngủ ngoan cả đêm.
Với những điều chia sẻ trên mong rằng các bố mẹ sẽ tránh được những sai lầm khi cho con ngủ, giúp cho cả bố mẹ và bé sẽ có những giấc ngủ thoải mái hơn suốt cả đêm.