Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

6 LOẠI VACXIN NÊN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp chị em bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi thời kỳ mang thai là thời kỳ cơ thể phụ nữ dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai lý và 3 tháng cuối của thai kỳ.

1. Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Mang thai làm suy yếu hệ thống miễn dịch nhằm để hỗ trợ em bé đang lớn phát triển trong tử cung. Do đó, khi mang thai đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Ngoài ra, một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như ho gà, có thể rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tiêm phòng trước khi mang thai giúp chính bản thân bà mẹ tránh được một số bệnh nguy hiểm khi mang thai như virus rubella có thể gây sảy thai và dị tật bẩm sinh.

2. Vacxin là gì

Vacxin là một loại thuốc giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh.

Khi mang thai, tiêm chủng vắc-xin giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏe mạnh. Tiêm chủng được thực hiện với những loại vắc-xin khác nhau dành cho trước khi mang thai, trong và sau khi mang thai.

3. 6 loại vacxin nên ưu tiên tiêm phòng trước khi mang thai

–  Viêm gan B:
Đây là căn bệnh có tỷ lệ lây lan cao từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B và tiêm phòng.
Thai nhi mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Liều tiêm là 3 mũi, bạn cần xét nghiệm trước khi tiêm, nếu có đủ kháng thể rồi thì không cần tiêm.
Tốt nhất là bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Xem thêm:  Các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu

Tiêm phòng cúm:
Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ
Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong ba tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vacxin thường trong vòng 1 năm.
Phòng lây nhiễm bằng vắc-xin phòng cúm có hiệu lực bảo vệ từ 70-80%. Cảm cúm là bệnh mà hầu hết phụ nữ đều mắc phải khi bước vào thai kỳ. Riêng vắc-xin cúm thường nên nhắc lại hằng năm, đặc biệt với những phụ nữ có tiền căn hen phế quản hay tiểu đường.

Tiêm phòng thủy đậu
Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng thì sẽ được miễn dịch với bệnh này vì trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh, do đó không cần tiêm phòng.
Đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng bệnh thì thủy đậu là một ưu tiên để tiêm phòng. Có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay, thậm chí nếu mẹ bị nhiễm trong vòng 5 ngày trước sinh, bé sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa, tỷ lệ tử vong lên đến 20-30%.. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trở thành người truyền bệnh lúc em bé sinh ra.

Xem thêm:  Chăm sóc trước sinh - Mẹ bầu rạng rỡ

Bạch cầu, ho gà, uốn ván
Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

 Sởi, quai bị, rubella
Đây là mũi tiêm có tác dụng phòng chống 3 tình trạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai là: sởi, quai bị và rubella.
Nếu mẹ mang thai bị nhiễm rubella có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi: tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mù hoàn toàn hay một phần, chậm phát triển tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình… Do vậy, việc tiêm phòng sởi, rubella trước khi mang là cần thiết, sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những loại virus gây bệnh rất nguy hiểm cho mẹ và bé.
Trước khi tiêm, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe trước để xác định chắc chắn mình không mang thai hay mình đã có đủ kháng thể Rubella chưa để cân nhắc tiêm phòng.

Tiêm phòng HPV
Ngoài các mũi tiêm phòng trước khi mang thai trên, với phụ nữ dưới 26 tuổi trước khi mang thai cần tiêm thêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:  Top những sữa tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh

4. Lưu ý khi tiêm vacxin

– Nên tiêm vacxin tốt nhất trước 3 tháng hoặc ít nhất trước 1 tháng khi bạn có ý định mang thai.

– Trước khi tiêm bất cứ một loại vacxin nào, cần thông báo cho trung tâm y tế bất kỳ dị ứng nghiêm trọng nào hoặc đã từng bị dị ứng nặng với vacxin . Dị ứng là một phản ứng với thứ gì đó bạn chạm vào, ăn hoặc hít vào khiến bạn hắt hơi, ngứa, nổi mẩn hoặc khó thở.

– Xem lại lịch sử tiêm chủng của chính mình nhằm giúp bác sĩ xác định loại vacxin nào mà bạn đã tiêm và chưa tiêm để có thể tiêm đúng, tiêm đủ liều trước và trong thời kỳ mang thai.

– Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, không ốm sốt trên 38.5 độ trong giai đoạn định tiêm chủng.

Việc tiêm phòng trước khi mang thai sẽ giúp mẹ giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh trong quá trình mang thai và giúp bé phát triển khỏe mạnh. Đây cũng là việc cần thiết mà các bố mẹ cần chuẩn bị trước khi có ý định có em bé. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ hạnh phúc!

BÀI VIẾT XEM NHIỀU