Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt là thời điểm giao mùa hiện tại, trẻ dễ mắc bệnh lý về tai mũi họng hơn nên phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu của bệnh từ sớm để việc điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm tai giữa cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả ngay tại bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên đối tượng phổ biến nhất vẫn trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: Suy giảm thính lực, mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hoặc chậm phát triển…

Một số nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh viêm tai giữa bao gồm:

– Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, do đó không đủ khả năng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

– Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh

– Các biến chứng do một số bệnh lý tai, mũi, họng gây ra như: Viêm họng, viêm VA, viêm xong, viêm amidan…

Tai trong của trẻ thường được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng vòi nhĩ. Thông thường, vòi nhĩ sẽ mở và cho phép các chất lỏng hay tạp chất thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi vòi nhĩ bị tắc, lúc này chất thải không thoát ra ngoài được khiến cho vi khuẩn và dịch sẽ kẹt lại ở bên trong tai, gây ra nhiễm trùng. Ngoài ra, ở trẻ em, vòi nhĩ thường ngắn hẹp hơn người lớn nên dễ bị tắc.

Xem thêm:  DrCare Vietnam - Bác sỹ của bé, Đồng hành cùng mẹ

Theo như các chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa có thể kể đến như:

– Môi trường sống xung quanh

– Trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp

– Trẻ mắc hội chứng Down

Trẻ bị viêm tai giữa có thể xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó có thể kể đến do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh khiến cho vi khuẩn và dịch dễ kẹt lại trong tai từ đó gây ra nhiễm trùng

2. 8 dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Bố mẹ có thể nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ qua 8 dấu hiệu đặc trưng như sau:

– Tay bị đau, thường dùng tay dụi hoặc kéo vành tai

– Quấy khóc thường xuyên, khó ngủ

– Ăn kém, chán ăn, bỏ bữa liên tục

– Nôn ói, đôi khi bị tiêu chảy

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, có trường hợp có thể sốt lên tới 39 độ C

– Thường xuyên đau tai, đau đầu hoặc suy giảm thính lực tạm thời xảy ra với trẻ lớn

– Trở nên kém phản ứng với các loại âm thanh

– Ống tai ngoài chảy mủ, dịch

Tuy nhiên phụ huynh cũng cần lưu ý, các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đôi khi chưa thể hiện đầy đủ tình trạng của trẻ. Để có câu trả lời chính xác nhất, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán đồng thời được lên phương án điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, nếu phát hiện ở trẻ có những biểu hiện sau thì cũng cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

– Các triệu chứng kể trên kéo dài liên tục

Xem thêm:  7 dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

– Trẻ bị đau tai dữ dội

– Tai của trẻ chảy chất lỏng như mủ hoặc máu

– Trẻ khó chịu do mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khác

3. Viêm tai giữa cần được điều trị như thế nào?

Thông thường, các trường hợp bị viêm tai giữa sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian từ 4 đến 7 ngày mà không cần phải điều trị. Trường hợp cần điều trị thì chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh với liệu trình kéo dài trong khoảng 7 ngày.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng cho điều trị viêm tai giữa có thể kể đến như: Amoxicillin, augmentin, azithromycin…

Tuy nhiên, cần lưu ý, việc sử dụng thuốc như thế nào cũng như liều lượng bao nhiêu là phù hợp hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp cần thiết dưới đây, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thay đổi kháng sinh có tác dụng mạnh hơn:

– Trẻ đã sử dụng kháng sinh sau 2 đến 3 ngày nhưng vẫn không cải thiện được triệu chứng sốt, quấy khóc

– Trẻ đã từng sử dụng kháng sinh Amoxicillin trước đó nhưng không hiệu quả

– Trẻ có tiền sử bị dị ứng với Amoxicillin

4. Một số biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa nguy cơ mắc viêm tai giữa ngay từ sớm, tốt hơn hết phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp như:

– Chú ý giữ ấm cho trẻ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh

Xem thêm:  Có nên ăn móng giò sau sinh

– Trẻ cần được bú sữa mẹ để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, để hạn chế việc sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ, mẹ cần cho trẻ bú ở tư thế ngủ

– Tránh tuyệt đối để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá

– Các loại vaccine cúm theo mùa hay vaccine cúm phế cầu có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Chính vì vậy, phụ huynh cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về vấn đề tiêm chủng để xem loại vaccine nào là phù hợp nhất với con bạn

– Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên cho trẻ

BÀI VIẾT XEM NHIỀU