Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Áp xe vú là mức độ nặng nhất của tắc tia sữa. Bệnh thường gặp đối với phụ nữ trong thời kỳ sau sinh đẻ và cho con bú. Áp xe vú là một nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra. Áp xe vú rất nguy hiểm ở giai đoạn đã tạo thành áp xe khi người bệnh phải chịu những thương tổn nặng nề ở vùng da và biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Nếu không được  điều trị kịp thời tuyến vú có thể mất chức năng tiết sữa, hoại tử, nặng hơn có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, suy thận hoặc hoại tử chi. Vậy làm thế nào để các mẹ sau sinh phòng ngừa tình trạng áp xe vú.

1. Nguyên nhân gây áp xe vú

Nguyên nhân áp xe vú thường gặp nhất là do hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus

Ngoài ra vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú

Những yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe vú:

  • Cho con bú không đúng cách
  • Cho bú không đủ số lần và không đủ thời gian khiến sữa bị tích tụ trong vú
  • Mặc áo ngực quá chật
  • Núm vú bị trầy xước khi cho bú
  • Tắc tuyến sữa

2.  Triệu chứng của áp xe vú

Dấu hiệu áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và các yếu tố khác. Áp xe vú chủ yếu có 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn tạo thành áp xe

Xem thêm:  Vitamin D và trẻ nhỏ

Giai đoạn đầu của áp xe vú thường có triệu chứng:

  • Khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ
  • Đau nhức sâu trong tuyến vú
  • Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú
  • Nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú sẽ khiến vùng da nóng đỏ và sưng

Giai đoạn tạo thành áp xe các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên:

  • Vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ
  • Ngoài ra các triệu chứng nhiễm khuẩn cũng biểu hiện rõ ràng hơn: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, ói,…

3. Điều trị áp xe vú

Điều trị áp xe vú có thể sử dụng thuốc và chích rạch cùng với chế độ chăm sóc tốt của người bệnh:

  • Cần nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên áp xe
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe
  • Chỉ cho bú bên không áp xe hoặc vắt sữa để tránh nhiễm khuẩn cho cả em bé
  • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng và vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Trong trường hợp uống thuốc không thể điều trị triệt để bệnh thì bên vú áp xe có thể được trích rạch nhằm giải phóng lượng mủ nhưng chỉ thực hiện với vùng áp xe nông. Sau khi tháo mủ sẽ đặt ống dẫn lưu để bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
Xem thêm:  Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong năm đầu

4. Phòng ngừa áp xe vú

Biện pháp để phòng ngừa áp xe vú cần chú ý:

  • Giữ lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đối với bà mẹ cho con bú cần thực hiện:

  • Mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoáng và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế
  • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho bú
  • Cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, vắt sạch sữa sau khi cho bú xong
  • Nếu có tắc tia sữa cần điều trị ngay để tránh tắc tuyến sữa dẫn đến áp xe vú
  • Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa là yếu tố nguy cơ áp xe vú
  • Không cai sữa sớm, khi cai cần giảm từ từ số lượng và số cữ bú.

Trên đây là những thông tin mà DrCare muốn chia sẻ với các mẹ về tình trạng áp xe vú. Tỷ lệ phụ nữ cho con bú mắc áp xe vú khá cao khoảng 10- 30%, chính vì vậy các mẹ nên nắm rõ các kiến thức để phòng áp xe vú cho mình và duy trì nguồn sữa cho bé. Hy vọng với kiến thức trên sẽ giúp mẹ có hành trình nuôi con bằng sữa mẹ an toàn và hạnh phúc!

Xem thêm:  Nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?

BÀI VIẾT XEM NHIỀU