Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nhiều sản phụ trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình có hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ vào mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 3% – 8%.

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh (Postpartum Hemorhage) là “thủ phạm” vô cùng nguy hiểm gây tửvong ở sản phụ và để lại những hậu quả nặng nề. Lượng máu mất đi quá 500 ml sau khi sinh thường hoặc 1000 ml sau khi sinh mổ trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh được gọi là băng huyết sau sinh.

Băng huyết sau sinh được chia thành hai loại:

  • Băng huyết nguyên phát: xảy ra sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh
  • Băng huyết thứ phát: xảy ra từ 24 giờ đến 12 tuần sau sinh hoặc hơn.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau sinh

Các triệu chứng thường bao gồm:

– Chảy máu nhiều từ âm đạo, rỉ ra liên tục, không ngừng theo thời gian

– Nhịp tim tăng lên, cảm thấy yếu ớt khi đứng và tăng nhịp hô hấp.

– Khi mất nhiều máu hơn, thai phụ có thể cảm thấy lạnh, huyết áp giảm và có thể bất tỉnh.

– Sản phụ cũng có thể bị sốc tuần hoàn với các triệu chứng như nhìn mờ, da lạnh và sần sùi, lú lẫn và cảm thấy buồn ngủ.

Xem thêm:  Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ

3. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Băng huyết sẽ xảy ra khi tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và không sổ ra ngoài. Có một số nguyên nhân chính gây băng huyết sau sinh ở sản phụ như:

3.1. Đờ tử cung

Tình trạng tử cung không có khả năng co bóp, dẫn đến chảy máu liên tục. Việc mô nhau thai còn sót lại và nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ gây đờ tử cung. Chiếm 80% nguyên nhân gây ra băng huyết, đờ tử cung xảy ra khi tử cung không thể co hồi sau khi em bé ra đời. Cơ tử cung không co đủ mạnh, máu vẫn tiếp tục chảy tự do dẫn đến băng huyết, mất máu quá nhiều.

3.2. Bất thường của bánh nhau

Với các trường hợp thai phụ có nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo thường sẽ có khuynh hướng gây băng huyết  sau sinh. Ngoài ra, diện tích bánh nhau lớn, khi bong ra khiến máu chảy nhiều cũng có thể gây các dấu hiệu bị băng huyết.

3.3. Tổn thương đường sinh dục

Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh kể cả sinh thường. Đây là biến chứng do khó đẻ và cần phải có sự can thiệp của thủ thuật. Một số trường hợp khác như đẻ rơi, đẻ quá nhanh cũng gây tổn thương lớn đến đường sinh dục. Tổn thương ống sinh bao gồm tử cung, cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn có thể xảy ra ngay cả khi quá trình sinh nở được theo dõi đúng cách.

Xem thêm:  Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

4. Cách phòng ngừa, dự phòng băng huyết sau sinh

Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, thai phụ cần lưu ý:

  • Thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 lần trong thai kỳ vào giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
  • Phòng ngừa nhiễm trùng ối, bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm
  • Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có;
  • Cần bổ sung sắt, acid folic theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa thiếu máu
  • Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ
  • Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng
  • Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU