Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

BÉ HỌC HỎI TRONG 6 THÁNG ĐẦU TIÊN

Sáu tháng đầu tiên là một quá trình học hỏi đáng kể cho các bạn và bé. Bạn sẽ trở thành một chuyên gia về thế giới đối với bé và bé cũng sẽ nhận được nhận thấy bạn thật tuyệt vời! Trong thời gian này, em bé mới sinh của bạn sẽ trở thành một người đáng tin cậy, bé đã học được nhiều về bản thân, về môi trường xung quanh, về cách thức để giao tiếp với mọi người.

      1. Bé học hỏi các kỹ năng ra sao?

Mỗi lần bạn bồng bé bé, chơi đùa, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, ôm ấp, cười đùa hoặc dỗ dành bé là bạn đã cho bé những thông tin về con người và thế giới xung quanh. Trên hết, bạn đang nói cho bé biết rằng bé được yêu thương. Điều này tạo cho bé lòng tin để khám phá môi trường xung quanh, để phát triển các kỹ năng mới – chủ yếu thông qua việc nhìn và bắt chước theo bạn.

Sau nhiều tuần nhiều tháng, bạn có thể sẽ rất kinh ngạc trước một loạt những kỹ năng mới mà bé đã đạt được. Bé biết tự kiểm soát cơ thể và biết rằng có thể điều khiển môi trường xung quanh chẳng hạn như nhặt đồ chơi lên, đá vào chiếc xe để làm cho nó chuyển động…Bé sẽ đáp ứng lại bạn một cách thích thú, biểu lộ nhu cầu và mong ước, và biết cách làm cho bạn cười. Bé biết sử dụng âm thanh, nhịp điệu, giọng điệu ngôn ngữ một cách phù hợp và thích tự rèn luyện điều này. Bé bị lôi cuốn bởi môi trường xung quanh và chủ động tham gia vào những việc diễn ra quanh bé. Trên hết, bé sẽ trở nên tinh thông việc diễn đạt niềm vui trong cuộc sống như cười, ríu rít, thủ thỉ và biết cách làm cho bạn cùng cảm nhận niềm vui đó.

Xem thêm:  Bé sốt phát ban có nên tắm không?

      2. Cách giúp bé học hỏi

Trở thành “người thầy” của bé không có nghĩa là bạn kích thích bé liên tục và đặt xung quanh bé những đồ chơi mới nhất. Chơi với bé trong những tháng đầu tiên này nghĩa là quan tâm từ bé khi cần thiết. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các bậc cha mẹ có khuynh hướng làm điều này một cách tự nhiên, nhưng dưới đây là các chỉ dẫn để giúp bé đạt được sự phát triển ý thức một cách tốt nhất:

  • Kích thích giác quan của bé. Trước khi bé có thể di chuyển được một cách độc lập, bé khám phá thế giới bằng năm giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác.
  • Nhìn bé. Bé cần các giao tiếp qua ánh mắt để biết cách giao tiếp hiệu quả và cảm thấy an tâm.
  • Lôi cuốn bé. Chỉ các đồ vật, mô tả chúng và nói với bé nhiều lần, bằng cách này bạn đang giúp bé thu nhận ngôn ngữ và kích thích trí tò mò.
  • Lặp lại. Bé học hỏi bằng cách làm lại những điều bạn làm, do đó hãy giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng cách lặp lại các từ nhiều lần để kích thích cảm giác của bé.
  • Để bé tự giác. Đừng bắt bé chơi nếu bé không muốn, phải biết cách hiểu các cử chỉ của bé.
  • Diễn tả sự việc. Mô tả và biểu lộ bất cứ điều gì bạn đang nói hoặc đang làm. Bé sẽ đáp ứng với những điều biểu hiện được cường điệu hóa.
  • Làm cho bé vui. Khi có thể bạn nên chơi những trò chơi mới, những bài hát mới, cho bé những kinh nghiệm mới để bé không cảm thấy chán.
  • Đáp ứng lại bé. Nếu bé khóc, hãy vỗ về bé, nếu bé cười, hãy cười lại với bé. Phải nhận biết được cảm xúc của bé.
  • Hãy luôn khen ngợi bé. Giống như người lớn, bé thích được bạn động viên và khen tặng.
Xem thêm:  Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe

    3. Những cột mốc quan trọng của bé từ 0 – 6 tháng

Dưới đây là những hướng dẫn sơ lược về các kỹ năng và thời điểm phát triển. Nên nhớ rằng luôn có sự dao động lớn về tiêu chuẩn bình thường đối với mỗi tháng (giữa các trẻ có sự phát triển không giống nhau).

       Tháng thứ nhất: 

  • Nhận ra mùi và giọng nói của mẹ.
  • Có thể hơi ngóc đầu dậy khi đặt nằm sấp.
  • Đưa lưỡi ra để đáp ứng lại bạn.

     Tháng thứ hai:

  • Quay đầu sang bên được.
  • Biết cười nhiều hơn.
  • Phát ra những âm thanh đầu tiên để đáp lại mẹ.
  • Mất đi một số phản xạ của lúc mới sinh.
  • Cử động nhjp nhàng hơn.
  • Biểu lộ sự vui thích khi bạn ở gần.
  • Có thể nhìn những vật xa hơn.
  • Há và ngậm miệng để bắt chước bạn khi bạn nói chuyện với bé.

      Tháng thứ ba: 

  • Trở lên thích thú và quan tâm với những người xung quanh.
  • Bắt đầu chú ý đến bàn tay của mình.
  • Có thể xòe, nắm bàn tay và chơi đùa với những ngón tay của mình.
  • Có thể giữ đầu vững trong vài giây đến vài phút.
  • Có thể tự chống tay dậy khi đang nằm sấp.
  • Biết cầm đồ chơi trong tay, biết dùng tay tương tác với đồ chơi.
  • Quen với các nguyên âm.
  • Có thể nói ê a chưa rõ ràng.

  Tháng thứ tư: 

  • Giữ đầu thẳng trong một thời gian lâu.
  • Dùng bàn tay để khám phá khuôn mặt và các đồ vật yêu thích.
  • Có thể phát ra những âm thanh rõ ràng.
  • Có khả năng ghi nhớ một số điều như biết đồ chơi phát ra tiếng.
Xem thêm:  Các loại thức ăn gây mất sữa mẹ sau sinh nên biết

Tháng thứ năm:

  • Thích nắm chân và đưa lên miệng.
  • Có thể chịu lực trên hai chân khi được giữ đứng thẳng.
  • Bắt đầu biết lật.
  • Quay đầu đi khi không muốn ăn nữa.
  • Với lấy đồ chơi khi muốn.
  • Biết tập tring chú ý trong một thời gian ngắn.
  • Đưa mọi thứ vào miệng.
  • Giơ hai tay lên để được bế.
  • Muốn tham gia vào mọi việc.
  • Trở lên thích thú khi thấy đồ ăn.

Tháng thứ sáu:

  • Giữ đầu thẳng.
  • Biết cầm đồ vật.
  • Thích ngồi khi được nâng đỡ.
  • Bắt đầu cười khúc khích.
  • Biết chu môi.
  • Thay đổi giọng điệu để diễn đạt.
  • Biết giao tiếp để tạo ra âm thanh và đập đồ vật để gây sự chú ý.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU