Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Sốt phát ban là căn bệnh lành tính. Để nhanh hết bệnh thì việc chăm sóc là vô cùng quan trọng. Câu hỏi đặc ra là bị sốt phát ban có được tắm không? Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ.

1. Nguyên nhân bị sốt phát ban

Để biết chắc chắn bị sốt phát ban có được tắm không, trước tiên bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh và đặc tính của bệnh này.

Sốt phát ban do virus human herpes 6 hoặc virus human herpes 7 gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Giai đoạn trẻ dễ mắc bệnh nhất là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp người lớn mắc bệnh này. Bệnh lây qua đường hô hấp. Người bình thường hít phải không khí chứa virus gây bệnh do người bệnh ho hoặc hắt hơi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Thời gian ủ bệnh thường là 7 ngày. Trước khi sốt phát ban, trẻ nhỏ thường có biểu hiện quấy khóc nhiều. Kèm theo đó có thể là chảy nước mũi, mắt đỏ và sốt cao. Tuy nhiên, với bệnh sốt phát ban gây ra do virus sởi thì người bệnh thường sẽ sốt nhẹ hoặc không sốt.

Sau khi hết sốt, người bệnh sẽ phát ban khắp cơ thể. Nơi phát ban đầu tiên là mặt, sau đó tới cổ, bụng và cuối cùng là tay chân. Ban sẽ hết nếu điều trị tốt sau 3-5 ngày và thường không để lại vết thâm, trừ sốt phát ban do sởi.

Xem thêm:  Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Sốt phát ban được đánh giá là bệnh lành tính. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp gặp biến chứng. Biến chứng của bệnh này thường là viêm tai giữa, viêm phổi và viêm màng não.

Đối với phụ nữ mang thai, trong vòng 3 tháng đầu nếu gặp tình trạng sốt phát ban thì ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Nguy cơ gây sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra mắc dị tật là rất cao.

2. Bị sốt phát ban có tắm được không?

Trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều hơn so với người bình thường khi trẻ bị sốt phát ban. Đồng thời, trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy do bị nóng trong người.

Thực tế, sẽ vô cùng khó chịu nếu trẻ phải kiêng nước mà không tắm, cộng thêm việc gãi ngứa khi da không được vệ sinh thì trẻ rất dễ mắc các bệnh da liễu như viêm da,mẩn đỏ…

Trên thực tế, không ít người cho rằng khi trẻ bị sốt phát ban, không nên tắm cho trẻ bởi điều này sẽ khiến bệnh của trẻ nặng hơn và lâu khỏi hơn, do đó, trẻ không được tắm gội. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, cơ thể trẻ sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi khi bị sốt, vì thế nếu kiêng nước, kiêng tắm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Các chuyên gia cho biết, tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban là cách giúp trẻ hạ thân nhiệt, giúp tình trạng bệnh của trẻ tiến triển tốt hơn do cơ thể được loại bỏ được mồ hôi, vi khuẩn tồn đọng trên da. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, da không bị tích tụ vi khuẩn, mồ hôi sẽ làm giảm sự ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, để trả lời cho câu hỏi bé sốt phát ban có nên tắm không? thì câu trả lời là cha mẹ nên tắm cho trẻ nhưng cha mẹ nên cho trẻ tắm ở nơi kín gió, tắm bằng nước ấm sạch pha thêm một chút muối hoặc làm theo sự chỉ dẫn chăm sóc trẻ bị sốt phát ban theo khuyến cáo của bác sĩ.

Xem thêm:  Hướng dẫn đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

3. Trẻ bị sốt phát ban mẹ cần lưu ý điều gì?

Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị sốt phát ban:

  • Không để trẻ ở trong không gian ẩm ướt, chật hẹp
  • Không cho trẻ gãi lên bề mặt da
  • Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ nhưng không ngâm nước quá lâu bởi sẽ khiến trẻ dễ bị cảm cúm hoặc những biến chứng khác
  • Tránh xa những nơi đông người như trường học, khu vui chơi…
  • Không nên mặc cho trẻ những bộ đồ bó sát nhằm tránh kích ứng da. Thay vào đó, cha mẹ nên mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp trẻ giảm ngứa ngáy, đồng thời giúp cơ thể dễ chịu
  • Không để trẻ uống nước đá, ăn kem hoặc những thực phẩm khó tiêu
  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Bản chất của sốt phát ban là một căn bệnh lành tính. Bệnh sẽ sớm khỏi mà không gây ra biến chứng gì nếu thực hiện những kiêng khem đúng cách kết hợp với việc thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế, cha mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban kèm theo các hiện tượng: đã dùng thuốc và chườm mát nhưng nhiệt độ không hạ, đại tiện có máu, thở mệt, co giật, mê man, chảy mủ trong tai. Bệnh sẽ kéo dài và dễ xảy ra các biến chứng như: viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi,… nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:  Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

BÀI VIẾT XEM NHIỀU