Ăn gì để vào con không vào mẹ? là nỗi trăn trở của nhiều sản phụ không may bị tăng cân mất kiểm soát khi phải liên tục “tẩm bổ” trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sản phụ chỉ cần tăng từ 10 – 12kg trong suốt giai đoạn mang thai là đã đủ điều kiện để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vậy, mẹ bầu cần ăn gì để dưỡng thai mà không làm bản thân tăng cân “vô tội vạ”? Chế độ ăn vào con không vào mẹ bao gồm những loại thực phẩm nào? Đâu là cách ăn vào con không vào mẹ được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo? Sau đây là 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ.
1. Bữa sáng vô cùng quan trọng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt là với mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại bỏ bữa sáng chỉ vì muốn hạn chế những cơn buồn nôn, ốm nghén hay với mục tiêu giảm cân thì đây lại là những quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Vì sau một đêm dài, cả mẹ và con yêu đều đã đói meo. Do đó, việc ăn một bữa sáng chỉ đủ cung cấp năng lượng ngày mới cho mẹ và dinh dưỡng cho con yêu của bạn chứ không thể làm mẹ tăng cân hay béo phì. Vậy nên các mẹ đừng quên bữa sáng của mình và con yêu nhé!
Ngũ cốc, sữa, trứng và những thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt heo, thịt bò… cá, thực phẩm chế biến từ đậu nành là những nguồn cung cấp dinh dưỡng bữa sáng rất hữu hiệu cho mẹ bầu.
2. Chia thành nhiều bữa ăn phụ
Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ (5-6 bữa nhỏ) là gợi ý của các chuyên gia dành cho mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu khi những cơn buồn nôn, nôn ói của ốm nghén thai kỳ lên đến đỉnh điểm.
Nguyên nhân là các bữa ăn nhỏ này giúp mẹ không phải nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn, gây áp lực cho dạ dày, đo đó giúp mẹ giảm ốm nghén, đồng thời vẫn giúp mẹ duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không bị tăng cân nhanh chóng.
Mẹ bầu cũng không nên ăn quá no đồng thời nên hạn chế đồ ăn vặt và tuyệt đối không nên coi đây là các bữa phụ của mình nhé. Vì đồ ăn vặt chỉ khiến mẹ thu nạp thêm nhiều chất béo có hại cho cơ thể, đẩy nhanh tốc độ tăng cân và nguy cơ bị béo phì sẽ cao hơn đó.
Hoa quả, ngũ cốc, các loại rau củ, sinh tố, nước ép trái cây chính là những thực phẩm rất tốt mẹ bầu nên bổ sung vào các bữa phụ, vừa tốt cho cơ thể lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho con yêu.

3. Phân chia khẩu phần ăn
Phân chia khẩu phần ăn chính là việc mẹ bầu chia tỷ lệ các chất cần thiết trong mỗi bữa ăn một cách cân đối, đảm bảo khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng thiếu chất này, thừa chất khác.
Theo đó tỷ lệ chuẩn mà các chuyên gia khuyến khích là 25% tinh bột (cơm, bún, bánh mỳ,…), 25% protein (trứng, thịt, cá,…), và 50% các loại rau, củ, quả, nước ép trái cây, sinh tố,…
4. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước có tác dụng tuyệt vời đối với mẹ bầu. Bổ sung đủ nước gúp mẹ bầu tránh được tình trạng mất nước, giảm những triệu chứng buồn nôn, khó chịu của cơn ốm nghén, ngăn ngừa nhiểm trùng đường tiết niệu đồng thời hạn chế hiện tượng táo bón thai kỳ.
Ngoài ra, nước còn giúp mẹ bầu giảm cảm giác đói, hạn chế thèm ăn, đặc biệt là uống nước trước mỗi bữa ăn.
Thông thường một người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày tương đương với 8 cốc nước. Tuy nhiên con số này nên là 3 lít nước mỗi ngày tương đương với khoảng 12 ly đối với mẹ bầu để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Các mẹ nhớ nhé!
5. Chế độ tập luyện hợp lý
Vận động và tập luyện hợp lý trong thai kỳ có vai trò quan trọng giúp rèn luyện thể lực của người mẹ, giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý vóc dáng tốt hơn.
Khoa học còn cho thấy khi vận động, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone endorphin, chính là hormone hạnh phúc, tạo cảm giác vui vẻ, thư giãn cho người mẹ. Con yêu cũng sẽ nhận được hormone hạnh phúc từ người mẹ tốt nhất.
Ngoài ra, tập luyện còn giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi trong thai kỳ, đem lại giấc ngủ ngon hơn, giúp cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Do đó, mẹ bầu có thể tham khảo và lựa chọn một số hình thức tập luyện phù hợp nhất như tập yoga, bơi lội, đi bộ hay tập những động tác nhẹ nhàng dành riêng cho phụ nữ có thai.
Mẹ bầu cần nhớ, việc luyện tập trong thai kỳ là điều vô cùng cần thiết, và an toàn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, mẹ nên nắm rõ những lưu ý quan trọng để việc tập luyện trở nên hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con yêu.

6. Ăn không phải cho 2 người
Quan niệm cho rằng khi mang thai mẹ bầu nên thu nạp gấp đôi thực phẩm mẹ vẫn ăn hàng ngày để con yêu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm. Vì việc ăn cho hai người như vậy sẽ khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát được, dẫn đến bép phì.
Khoa học chứng minh được rằng béo phì có liên quan đến những căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu nên bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày, con số này tăng lên là 450 calo mỗi ngày vào 3 tháng cuối. Mẹ bầu có thể bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như thịt nạc, sữa, các loại hạt và ngũ cốc.
Chính vì vậy, thay vì việc cố gắng ăn thật nhiều, mẹ bầu nên tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức nhé!
7. Mẹ bầu nên ăn gì?
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con yêu cũng như hạn chế tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia.
Theo đó, những dưỡng chất mẹ cần bổ sung bao gồm axit folic, sắt, canxi, protein, Omega 3, … và các loại vitamin cần thiết trong thời kỳ mang thai như vitamin A, vitamin D, vitamin E…
Các loại thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyến khích cho bà bầu bao gồm sữa, các loại trái cây, rau củ, quả và các loại hạt,…
Những loại tinh bột dễ hấp thụ, giàu chất dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu,… cũng rất tốt cho con yêu của bạn, mà không khiến mẹ bầu tăng quá nhiều cân hay bị béo phì trong thai kỳ.
Các nguồn thực phẩm động vật như thịt heo, bò, gà và cá, hay trứng cũng được các chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt gợi ý mẹ bầu bổ sung đủ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để con yêu phát triển toàn diện và tăng cân đều.
8. Bà bầu không nên ăn gì?
Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga và đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như loại đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh trong thai kỳ.
Nguyên nhân là thu nạp nhiều chất béo có hại này không chỉ khiến mẹ tăng cân quá mứcđẫn đến bị béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh mà nó còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tin mạch, tiền sản giật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.
Không chỉ có vậy, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ và những loại đồ ăn nhanh có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa mẹ bầu khiến mẹ dễ bị ợ chua, khó chịu, đầy hơi.
Chính vì vậy, nếu muốn có một thân hình hoàn hảo và không bị tăng cân quá mức, tốt hết mẹ hãy kìm chế lại ham muốn cũng như thói quen ăn uống không lành mạnh này của mình đi nhé!

9. Sữa bầu nào vào con không vào mẹ?
Sữa bầu trong thai kỳ là lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà mẹ chưa cung cấp đủ thông qua nguồn thực phẩm hàng ngày.
Vậy uống sữa bầu nào vào con nhiều? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu cũng như những chị em đang chuẩn bị cho việc mang thai.
Hiên nay trên thị trường có nhiều loại sữa được các mẹ dùng và đánh giá cao như sữa bầu Morinaga, sữa XO, sữa Anmum Materna, sữa Friso Mum và sữa Dielac Mama Gold.
Thành phần cơ bản của các loại sữa bầu này tương đối giống nhau chỉ khác về hàm lượng cũng như một số chất bổ sung. Trong đó, sữa bầu Morinaga cung cấp nguồn dinh dưỡng được đánh giá là vào con không vào mẹ do có hàm lượng đường và chất béo ít.
Tuy nhiên, không có loại sữa bầu nào đều tốt đối với tất cả các mẹ bầu. Do đó, trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sỹ cũng như những mẹ bầu có kinh nghiệm để chọn cho mình loại sữa bầu tốt nhất nhé!
Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con yêu. Vậy làm sao để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, vừa giúp con phát triển tốt nhất mà mẹ lại tăng cân chuẩn, chế độ dinh dưỡng “vào con không vào mẹ”? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ tìm được chế độ ăn vào con không vào mẹ.