Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG TRÊN DA CỦA TRẺ SƠ SINH

Bé sơ sinh có làn da rất nhạy cảm và yếu ớt. Chỉ cần một kích ứng nhỏ cũng có thể tạo nên những bất thường trên da của bé. Đặc biệt ở tuổi sơ sinh khi hàng rào bảo vệ trên da của bé còn mỏng manh, bé rất dễ bị mắc các bệnh lý về da. Tuy các bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Một số bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Cùng DrCare tìm hiểu các bệnh lý về da hay gặp ở trẻ sơ sinh.

  1. Vàng da
  • Vàng da là do sự tăng nồng độ chất billirubin trong máu (billirubin gián tiếp hoặc billirubin trực tiếp) dẫn đến da hoặc mắt có màu vàng. Ở hầu hết trẻ sơ sinh, vàng da là hiện tượng sinh lý do tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng quá cao dẫn đến vàng da nhân có thể gây tử vong và biến chứng thần kinh suốt đời.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh chia làm 2 loại:
      – Vàng da sinh lý: xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 sau sinh. Loại này có thể tự biến mất trong vòng 1 tuần, da của bé chỉ có màu vàng nhạt ở mặt.
       – Vàng da bệnh lý: xuất hiện trước ngày thứ 3 hoặc sau ngày thứ 10 và không tự hết sau 1 tuần. Da trẻ có màu vàng đậm, lan rộng khắp người, xuống đến chân, vàng mắt kèm theo các biểu hiện như: trẻ quấy khóc, bỏ bú, sốt, khó thở…
  • Đối với vàng da bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, vì thế bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
  • Các biện pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh:

– Chiếu đèn: là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, khá an toàn, đơn giản và kinh tế.

– Thay máu: được chỉ định khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

  • Các biện pháp phỏng tránh vàng da cho trẻ: Cách phòng bệnh vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ:

– Nếu trẻ bú mẹ: Cho trẻ bú từ 8 – 12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.

– Với trường hợp trẻ không được bú mẹ (do bệnh lý của mẹ), trẻ có thể phải bú sữa công thức: Cho trẻ bú khoảng 30 – 60 ml sữa công thức mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên.

 – Ngoài ra, mẹ nên xét nghiệm nhóm máu trước khi mang thai. Sau khi sinh, bé cũng sẽ được xét nghiệm nhóm máu. Việc làm này sẽ giúp loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ bé bị vàng da sơ sinh do không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:  Cá chép hỗ trợ điều trị phù thũng khi mang thai

2. Chàm sữa

  • Chàm sữa em bé hay còn gọi là lác sữa, là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Ðể điều trị hiệu quả chàm sữa trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lưu ý những vấn đề trong chăm sóc trẻ.

Chàm sữa trẻ em là tình trạng viêm da mãn tính và không lây. Chàm sữa thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, hai má sau đó lan ra tay chân hay cơ thể. Chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu đến tuổi đó vẫn không khỏi thì trẻ có nguy cơ mắc chàm thể tạng.

  • Các dấu hiệu của tràm sữa:

– Bệnh chàm sữa trẻ em thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi, xuất hiện ở trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân…

– Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy.

– Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân.

– Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.

– Khi bị lác sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.

– Các vùng da bị ngứa khiến trẻ bứt rứt và gãi liên tục, do đó có thể làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, những vùng da bị tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm), gây khó khăn trong điều trị, đồng thời để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

  • Điều trị tràm sữa cho trẻ:

– Chàm sữa trẻ em là bệnh rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Mục đích của việc điều trị là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát, bởi bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ đang bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

– Bên cạnh đó, cần chăm sóc da trẻ với các sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện da bé. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm.

Xem thêm:  Top 10 bệnh viện phụ sản tốt nhất Việt Nam

– Một số kem chăm sóc da có thể dùng cho bé gồm Ceradan hay Dexeryl…

  • Cách phòng ngừa tràm sữa cho trẻ sơ sinh: chế độ dinh dưỡng đủ chất, cho trẻ bú sữa me, tăng cường sức đề kháng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh sạch sẽ tránh gây kích ứng da của trẻ.

     3. Rôm sảy

  • Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa hè ở nước ta với khí hậu nóng bức, oi ả khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi.

Mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ đọng lại do tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Rôm sảy là gây ra tình trạng nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh.

Các vị trí mọc rôm sảy thường là đầu, cổ, ngực, lưng. Rôm sảy gây ra cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, trẻ nhỏ thường vô thức gãi ngứa dễ làm da bị nhiễm trùng nặng hơn.

  • Cách điều trị rôm sảy cho trẻ: Về cơ bản rôm sảy là do thởi tiết nóng mà ra, khi thời tiết mát mẻ hơn rôm sảy sẽ tự hết. Tuy nhiên nếu tình trạng nóng kéo dài kèm theo bé gãi nhiều làm trầy xước da thì rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Vậy nên có thể kết hợp các phương pháp để điều trị cho bé

– Điều trị theo phương pháp dân gian: dùng các loại lá có tình sát khuẩn và làm mát da như: trà xanh, tía tô, kinh giới, mướp đắng, hạt kê, lá khế…

– Thoa kem làm mát da cho trẻ, điều trị rôm sảy, sử dụng các loại sữa tắm làm dịu da.

4. Hăm tã

  • Là bệnh do sử dụng loại tã lót không phù hợp với bé hoặc tã ẩm ướt gây kích ứng da, sưng đỏ vùng mặc tã làm bé ngứa và khó chịu.
  • Xử trí khi bé bị hăm tã:

– Điều đầu tiên là nên ngừng sử dụng loại tã đang dùng nếu như tã quá chật hoặc thành phần của tã không hợp với làn da của bé.

– Rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch.

– Lau khô da nhẹ nhàng.

– Thoa kem thuốc lên vùng da mông và bẹn một lớp mỏng.

– Mặc tã cho bé.

  • Phòng hăm tã cho bé:

– Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu hoặc đi tiểu.

– Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.

– Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.

Xem thêm:  Chăm sóc mẹ bầu

– Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.

– Thay tã thường xuyên.

 5. Nổi hạt kê

  • Mụn kê là sự ứ đọng của chất bã, hormone nhận từ mẹ…không đau, không ngứa đối với trẻ – hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.

Mụn hạt kê xuất hiện và gây ra một số triệu chứng như xuất hiện các sẩn nhỏ màu trắng, tập trung thành đám trên da hoặc rải rác, sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán.

Mụn kê không nguy hiểm và có thể hết sau vài tuần. Biến chứng nguy hiểm của mụn kê xuất hiện là do cha mẹ áp dụng cách chữa kê cho trẻ sơ sinh sai cách. Dẫn tới vùng da xuất hiện mụn kê bị kích ứng và gây khó chịu cho trẻ… hoặc viêm nhiễm sẽ để lại di chứng trên da trẻ suốt đời.

  • Xử trí khi bị mụn hạt kê:

– Phần lớn mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất sau vài tuần đến vài tháng nên các mẹ không cần phải dùng bất cứ phương pháp điều trị đặc biệt nào.

– Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm theo phương pháp dân gian để điều trị cho bé như: lá giềng, lá khế, hạt kê…

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ nổi mụn hạt kê kéo dài kèm theo sưng đỏ, đau rát, ngứa ngáy, chảy dịch hoặc có mủ thì lúc này nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý khi trẻ bị nổi mụn hạt kê, cha mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể bé hằng ngày sạch và khô thoáng. Nếu chỉ ở mặt thì cha mẹ chỉ cần rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng nước sạch, ấm.

Pha nước vừa đủ ấm, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp do da trẻ rất mỏng manh. Dùng khăn mềm lau cho trẻ.

  • Cách phòng tránh mụn kê cho trẻ:

– Luôn giữ cho da bé sạch sẽ, khô thoáng.

– Sử dụng quần áo, mũ, bao chân, bao tay, khăn của bé từ những loại vải mềm, thoáng khí.

 

 

 

BÀI VIẾT XEM NHIỀU