CÁC LOẠI LÁ TẮM CHO TRẺ SƠ SINH
Từ xưa việc sử dụng các loại lá để tắm cho em bé mới sinh đã được các mẹ truyền tai nhau. Ngày nay, có rất nhiều loại sữa tắm khác nhau dùng cho trẻ sơ sinh nhưng có nhiều mẹ vẫn muốn sử dụng các loại lá tắm từ thiên nhiên. Các mẹ có thể kết hợp cả tắm lá với các loại sữa tắm cho bé. Các loại lá tắm đều rất lành tính và an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Mỗi loại lá lại có công dụng khác nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu những loại lá thường được sử dụng nhé!
1. Lá trà xanh
Đứng đầu trong danh sách bảng xếp hạng các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh chính là lá trà xanh. Trong lá trà xanh chứa nhiều thành phần như Polyphenol, EGCG, Vitamin C, Flavanol,… Đây là những chất chống oxy hóa có tính kháng viêm và ngừa ung thư vô cùng hiệu quả.
Các thành phần kháng viêm này vô cùng dịu nhẹ và lành tính cho làn da trẻ sơ sinh. Tắm lá trà xanh sẽ giúp làm dịu vết sưng tấy rôm sảy, giảm cảm giác ngứa và mang lại sự thư giãn cho làn da.
Mẹ có thể vắt thêm nửa quả chanh hoặc rắc thêm chút muối vào nước trà xanh để tắm cho con để sát khuẩn nhẹ trên da.
2. Lá trầu không
Lá trầu không còn được mệnh danh là dược liệu kháng sinh tự nhiên an toàn và hiệu quả. Lá trầu không tính ấm, vị cay nồng và có nhiều thành phần sát khuẩn nên được sử dụng để điều trị viêm da, viêm phụ khoa và chữa vết sưng côn trùng.
Ngoài ra, ông bà ta còn thường dùng loại lá trầu không giúp cho trẻ sơ sinh rụng lông tơ nhanh chóng. Đồng thời, thành phần lá trầu không còn chứa các nguyên tố, khoáng chất làm trắng da cho trẻ sơ sinh. Hương thơm tinh dầu lá trầu không trong nước tắm vô cùng thư giãn và thơm dịu. Nếu lựa chọn lá tắm cho trẻ sơ sinh thì lá trầu không sẽ là ứng cử viên sáng giá.
3. Mướp đắng
Nếu bạn đang thắc mắc “Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh trắng da” thì hãy nghĩ ngay đến mướp đắng nhé! Mướp đắng hay khổ qua là bài thuốc tắm trắng da cho trẻ sơ sinh được ông bà ta sử dụng và lưu truyền đến ngày hôm nay. Trong mướp đắng chứa nhiều vị thuốc, tính mát giúp điều trị nhiều chứng bệnh da liễu và mang lại làn da trắng trẻo, mịn màng.
Lưu ý: trong mướp đắng có chứa nhiều thành phần sát khuẩn và có tính tẩy rửa cao. Vì vậy, bạn không nên tắm quá 3 lần/tuần cho trẻ.
4. Lá khế
Từ ngàn xưa, lá khế là bài thuốc khá nổi tiếng để điều trị viêm da cơ địa. Để điều trị có thể dùng lá khế chà xát lên vùng da bị viêm hoặc ngâm mình trong nước lá khế để giải độc da.
5. Gừng
Chắc hẳn không ít bà mẹ cảm thấy lạ lẫm khi thấy gừng xuất hiện trong danh sách những loại nước tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất. Gừng có vị cay, tính ấm nên thường được dùng để giải cảm và kháng viêm, sát trùng. Đặc biệt, khi bé có dấu hiệu bị cảm, mẹ có thể tắm nước gừng cho bé để giữ ấm và giúp giải cảm cho trẻ.
Lưu ý: Gừng rất nóng, không nên để nước gừng dính vào mắt trẻ sẽ làm kích ứng mắt.
6. Lá sả
Nếu nhắc đến những loại lá có tính sát khuẩn, giảm sưng kháng viêm thì thật thiết sót nếu không nhắc đến lá sả. Tắm lá sả cho bé sẽ giúp làm mát da trẻ và phòng ngừa cảm cúm vô cùng hiệu quả. Hơn nữa mùi hương của sả có khả năng khử mùi hôi cơ thể rất tốt, vì vậy đây cũng là loại lá tắm sau sinh mà các bà đẻ thường sử dụng.
7. Lá chanh
Lá chanh có tính sát khuẩn làm sạch bã nhờn trên da rất tốt. Điểm cộng to lớn nhất là mùi hương lá chanh vô cùng dễ chịu và thư giãn cho bé. Tuy nhiên, nếu bé đang có vết xước trên da nên tránh tắm lá chanh sẽ khiến trẻ bị rát.
8. Lá tía tô
Lá tía tô là nguyên liệu luôn được xuất hiện trong các bài thuốc dưỡng nhan trị nám, mụn nhọt và tàn nhang. Tắm lá tía tô sẽ giúp làm dịu vết chàm sữa, mẩn đỏ và nuôi dưỡng da trắng sáng.
9. Lá đinh lăng
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng được xem như vị thuốc nhân sâm của người nghèo. Thành phần chứa nhiều vitamin C, B1, B2, B6,… chống oxy hóa và kháng viêm, nuôi dưỡng làn da rất tốt. Tuy nhiên, lá đinh lăng có tính hàn, vì vậy bạn chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/tuần.
10. Lá ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc dân gian. Đây là vị thuốc đa năng với khả năng điều trị đau bụng kinh, an thai, trị mụn, mẩn ngứa, suy nhược cơ thể, kén ăn,… Chỉ cần một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ và nấu đun sôi dậy lên mùi thơm. Tiếp đến, dùng nước này tắm cho trẻ sơ sinh vài lần trong tuần sẽ giúp chữa trị và phòng ngừa rôm sảy rất tốt.
11. Lá kinh giới
Kinh giới là loại lá có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và làm sạch da rất tốt. Đây là loại lá tắm cho trẻ sơ sinh được dùng rất nhiều. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh dân gian, lá kinh giới tươi để nấu nước uống và tắm cho trẻ sơ sinh hằng ngày để chữa và đề phòng rôm sảy, mụn nhọt, mẩn đỏ.
Nước lá kinh giới có thể giúp da bé nhanh mát, mịn, hết rôm sảy. Nếu có sẵn lá tươi, bạn chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm cho bé. Nếu không, bạn có thể phơi khô lá kinh giới và để ở nơi khô ráo để dùng dần. Mỗi lần tắm, hãy lấy một nắm lá khô, cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha vào nước tắm cho bé, giúp trị rôm sảy của bé sau vài lần tắm.
12. Sài đất
Trong Đông Y, sài đất là loại lá thảo dược dùng để tiêu độc và hoạt huyết vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, loại lá này khó tìm mua ở các chợ. Nếu muốn mua để làm lá tắm cho bé, bạn hãy tìm đến các tiệm thuốc y học cổ truyền để mua lá sấy khô.
13. Cây chó đẻ
Với những ai ở miền quê, nông thôn sẽ không cảm thấy xa lạ với loại nước tắm cho trẻ từ lá cây chó đẻ. Lá cây chó đẻ có tính mát cùng nhiều thành phần kháng viêm, sát khuẩn rất tốt nên được dân gian thường dùng điều trị các bệnh về da.
Lưu ý: mùi hương lá chó đẻ mang đậm mùi “thuốc” nên gây khó chịu với một số bé. Vì vậy, bạn có thể tắm lại nước ấm sạch cho bé để giảm bớt mùi hương.
14. Dâu tằm
Nước lá dâu tằm là ứng cử viên sáng giá có thể dùng tắm cho bé hàng ngày. Thành phần vô cùng dịu nhẹ, nuôi dưỡng làn da hàng ngày mà không gây tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, giá thành lá dâu tằm khá cao do hiếm nguồn cung.
15. Lá rau sam.
Lá rau sam được xem là vị thuốc trường thọ trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Lá rau sam dùng để điều trị các bệnh sốt, tiêu chảy, mụn nhọt cơ thể. Hiện nay, loại rau này không được bày bán phổ biến tại chợ, bạn có thể tìm mua lá rau sam khô tại tiệm thuốc y học cổ truyền.
16. Lá vối
Lá vối được xếp vào loại siêu thảo dược với hơn 13 công dụng. Nổi bật trong đó là tác dụng kháng sinh, sát trùng các vết loét và rửa sạch phòng viêm nhiễm cho da. Chỉ cần 1 nắm lá vối nấu với nước sôi rồi đem tắm cho bé sẽ giúp giảm sưng, viêm hiệu quả.
Theo bản ghi chép y học cổ truyền, cỏ mần trầu là vị thuốc giải độc, thanh nhiệt làm ra mồ hôi và điều trị ho rất tốt. Với những trẻ nóng trong người kèm dấu hiệu cảm sốt, mẹ có thể tắm cho trẻ nước cỏ mần trầu để giải nhiệt cơ thể. Bạn hãy xắt nhỏ cỏ mần trầu và nấu sôi cho ra các chất rồi dùng để tắm cho bé. Thành phần loại cỏ này vô cùng lành tính có thể dùng tắm cho trẻ hàng ngày được.
18. Lá bồ công anh
Lá bồ công anh được xem là một trong những loại mát có thành phần thiên nhiên chứa chất kháng sinh có công dụng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại trên da, thanh nhiệt và giải độc. Chính vì thế, lá bồ công anh thường được sử dụng nhiều để nấu nước tắm cho bé.
19. Lá diếp cá
Rôm sảy là một trong những tình trạng gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy cho bé trong quá trình sinh hoạt. Do đó, lá diếp cá được khuyên dùng để nấu tắm cho bé nhằm điều trị tình trạng rôm sảy.
Theo dân gian việc sử dụng lá diếp cá để tắm cho trẻ là phương pháp phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Vậy nên với những bé nào đang gặp phải tình trạng này mẹ có thể sử dụng lá diếp cá để tắm cho bé nhé.
Chỉ cần dùng lá diếp cá sạch đun sôi với nước sau đó để nguội và tắm cho trẻ. Có thể tắm khoảng 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả.
20. Lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa nhiều: Vitamin A, C, D, B6, Protein, sodium… Đặc biệt lá bạc hà chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn. Chính vì những thành phần mà lá bạc hà được ứng dụng rất nhiều trong y học.
Lá bạc hà cũng thuộc họ với lá tía tô, do đó để tắm cho bé với lá bạc hà bạn cũng thực hiện tương tự như cách nấu lá tía tô tắm cho bé. Đầu tiên bạn chỉ cần cho lá bạc hà vào túi vải, sau đó buộc lại và ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút sau đó cho thêm nước cho đủ ấm và tắm cho bé.
Lưu ý: Các laoij lá trên đều là loại lá từ thiên nhiên và lành tính, an toàn cho da của bé. Tuy nhiên khi sử dụng mẹ nên rửa thật sạch, tốt nhất là nên ngâm với nước muối 5-10p trước, sau đó đun sôi ký rồi mới dùng để tắm cho bé.
Trên đây là những lá tắm mà mẹ có thể dễ dàng tìm thấy để tắm cho con. Các mẹ có thể pha lá với nước để tắm đồng thời kết hợp với các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh để da bé được sạch hơn.