Các loại thức ăn gây mất sữa mẹ sau sinh nên biết

Sữa mẹ là một phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Và chế độ ăn của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng tiết sữa. Các mẹ thường quan tâm đến thực phẩm lợi sữa, mà ít ai biết rằng lại có không ít thực phẩm gây mất sữa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem, những thực phẩm nào được coi là kẻ thù của sữa mẹ để tránh xa các mẹ nhé.

1. Các loại đồ ăn, thức uống có chứa chất kích thích hoặc có cồn

Đối với người thường thì đồ uống chứa cafein cũng sẽ không được khuyến kích sử dụng nhiều. Còn đối với phụ nữ đang cho con bú thì càng không. Cafein trong đồ ăn thức uống như socola, cà phê, nước trà… mẹ ăn uống sẽ bị chuyển hóa một phần vào sữa, khi trẻ bú mẹ dù chỉ một lượng nhỏ nhưng không thể tự phân hủy hay đào thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể trẻ gây cảm giác khó chịu, khó ngủ ở trẻ.

Một lượng lớn cafein cũng làm cho mẹ căng thẳng, khó ngủ, mất ngủ, chính những điều này là nguyên nhân gây giảm sữa, thậm chí kéo dài sẽ gây mất sữa. Vì vậy cafein cũng là một trong những đồ ăn uống gây mất sữa mà mẹ nên tránh.

Các loại đồ uống như bia, rượu, nước ngọt có ga vừa ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ, vừa ảnh hưởng đến bé khi bú sữa mẹ có chứa các chất trên. Nên đồ uống có ga và cồn cũng nên được mẹ cho vào danh sách thực phẩm gây mất sữa mẹ nên tránh.

2. Lá lốt

Trong bữa ăn hàng ngày, lá lốt có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, người lớn hay trẻ nhỏ đều yêu thích. Tuy nhiên, đối với mẹ sau sinh, thì thực phẩm này được xem là cấm kị. Trên thực tế, có rất nhiều mẹ sau sinh ăn lá lốt hoặc các món ăn được chế biến từ lá lốt gây mất sữa nhanh chóng.

3. Rau mùi tây, mùi ta

Rau mùi (cả mùi tây và mùi ta) đều là rau gia vị rất được ưa chuộng cho các món canh, món xào, thậm chí là ăn sống. Nó vừa tạo hương vị thơm ngon cho bữa ăn, vừa có thể dùng để trang trí cho bữa ăn thêm phong phú và cũng có công dụng tốt đối với sức khỏe.

Xem thêm:  3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng giai đoạn nặng ở trẻ nhỏ

4. Bạc hà

Bạc hà cũng là một trong những thực phẩm gây mất sữa nếu mẹ sử dụng quá nhiều (sử dụng liên tục trong thời gian dài với hàm lượng lớn – khoảng trên 1 lít 1 ngày). Còn với một lượng nhỏ một cốc trà bạc hà một ngày sẽ giúp tinh thần mẹ sảng khoái, dễ chịu hơn.

5. Rau răm

Đây là một loại rau gia vị thường xuyên được sử dụng trong các món ăn hằng ngày như: canh cá, canh củ, các món xào… nhưng các mẹ không hề biết rằng, nó có thể gây giảm tiết sữa ở mẹ đang cho bé bú. Không phải là sẽ có tác động trên tất cả các mẹ, tuy nhiên các mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng rau răm.

6. Rau diếp cá

Rau diếp cá dễ gây tiêu chảy và làm giảm lượng sữa nếu mẹ sử dụng nhiều sau sinh. Tốt nhát, sau khi sinh, mẹ chưa nên vội tiêu thụ loại thực phẩm này.

7. Mướp đắng

Chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy mướp đắng gây mất sữa xong loại quả này không thích hợp để ăn ngay sau sinh. Nó cũng không có lợi cho việc tiết sữa hay gia tăng dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho sữa mẹ. Vì vậy, mẹ không nên ăn loại quả này nhiều sau sinh.

8. Măng

Đối với người bình thường, thì măng cũng là một thực phẩm không mấy tốt, và chúng ta không nên ăn nhiều. Trong măng thường có chứa độc tố HCN, chúng ta cần lưu ý khi chế biến để loại bỏ hết độc tố này ra khỏi món ăn.

Còn đối với mẹ sau sinh thì nên nói không với măng, vì khi ăn măng có thể gây giảm tiết sữa ở mẹ và có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nếu món ăn vẫn chứa hàm lượng độc tố nhất định.

Xem thêm:  Cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ

9. Các loại thức ăn lên men như dưa cải muối, cà muối

Nếu sau sinh mẹ đã vội ăn dưa cải muối thì rất dễ đau bụng, tiêu chảy. Dưa cải muối cũng không giàu dinh dưỡng. Ăn dưa cải muối có thể gián tiếp gây giảm tiết sữa.

10. Bắp cải

Một món rau có mặt thường xuyên trong bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy bắp cải có thể gây giảm tiết sữa nếu các mẹ cho con bú ăn nhiều. Và còn một yếu tố nữa mà các mẹ nên hạn chế ăn vì bắp cải có tính hàn, nếu mẹ ăn nhiều dễ bị lạnh bụng, đau bụng, có thể ảnh hưởng đến cả vấn đề tiêu hóa của bé. Khi các mẹ ăn bắp cải nên bỏ thêm một chút gừng sẽ giảm tính hàn của bắp cải.

11. Lá dâu tằm

Ở dân gian có bài thuốc tiêu sữa khi các mẹ muốn cai sữa cho bé: lấy lá dâu tằm, sao thơm hạ thổ hoặc không có điều kiện thì dùng lá tươi đun lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày. Chính là vì khi uống lá dâu tằm sẽ giảm lượng sữa và gây mất nếu sử dụng hàm lượng lớn.

12. Thực phẩm cay nóng

Các loại gia vị này có thể khá ngon miệng cho bữa ăn nhưng chúng hoàn toàn không có lợi nếu mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thực phẩm này nóng, dễ gây táo bón cho mẹ và bé, nó còn là nguyên nhân gián tiếp gây giảm tiết sữa ở mẹ. Vì vậy, tốt nhất là mẹ sau sinh không nên dùng.

13. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chế độ ăn của mẹ sau sinh nên ăn nhiều đồ luộc, hấp. Hạn chế đồ rán chiên xào chứa nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ động vật. Khi mẹ ăn quá nhiều chất béo, có thể làm tắc ống dẫn sữa, gây ra tình trạng tắc tia sữa của mẹ, và nếu không được xử lý và điều trị kịp thời có thể làm giảm lượng sữa, thậm chí là mất sữa.

Xem thêm:  Chăm sóc sau sinh - Gói VIP 2

14. Cách xử lý khi vô tình ăn phải thực phẩm gây mất sữa

Khi vô tình ăn phải các thực phẩm mất sữa thì các mẹ nên làm gì để có thể có sữa trở lại? Một số điều mẹ cần lưu ý:

Ngừng ăn các loại thực phẩm gây mất sữa: Tùy vào từng mẹ thì mức độ tác động đến việc giảm sữa là khác nhau, chính vì vậy các mẹ khi đã ăn phải những thực phẩm gây mất sữa thì việc đầu tiên nên làm là ngừng ăn các thực phẩm đó. Và không nên căng thẳng lo lắng quá mức sẽ tác động xấu đến việc tiết sữa mẹ.

Xây dựng lại chế độ ăn khoa học: Mẹ sau sinh cần có chế độ ăn khoa học để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vừa đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất sữa cho bé. Để có được một chế độ ăn khoa học mẹ có thể tham khảo bài viết sau (link)

Cố gắng thoải mái tinh thần và nghỉ ngơi đầy đủ: Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp mẹ duy trì nguồn sữa. Rất nhiều mẹ mất ngủ, stress sau sinh dẫn đến mất sữa.

Trên đây là danh sách các loại thực phẩm gây mất sữa mẹ sau sinh nên tránh. Các mẹ hãy lưu ý chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo duy trì nguồn sữa tốt nhất cho bé các mẹ nhé. Sữa mẹ còn cần trong thời gian rất dài, ngay cả khi đã cho bé ăn dặm thì dinh dưỡng từ sữa vẫn chiếm phần vô cùng quan trọng.