Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

CÁC TƯ THẾ TỐT CHO MẸ BẦU

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người đặc biệt ở phụ nữ có thai. Thai nhi dần lớn lên trong bụng mẹ làm vòng bụng to lên nặng nề kèm theo nhiều yếu tố khác tác động làm giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Càng về những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi lớn dần thì việc nghỉ ngơi của người mẹ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, lựa chọn tư thế ngủ phù hợp cũng sẽ một phần nào đó giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.

1. Tư thế ngủ cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi mới có thai, bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên chị em có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái.

Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể.

Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, táo bón, đi tiểu nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bà bầu.

Mặt khác, những dấu hiệu của “ốm nghén” như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho bà bầu khó khăn hơn khi ngủ hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.

Vì vậy, bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều và ngủ mỗi lúc có thể. Khi ngủ nên nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt bởi đây là tư thế ngủ của bà bầu nhất để đảm bảo sự lưu thông máu.

Xem thêm:  Mẹ bầu bị cúm có nguy hiểm không?

Các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm gối để đặt dưới bụng sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc các mẹ cũng có thể nằm ngửa để cho bụng bầu được dễ chịu.

Nếu có thể, mỗi đêm các mẹ hãy cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm để cơ thể dần quen thuộc và giúp hình thành một lịch trình ổn định cho giấc ngủ.
2. Tư thế nằm ngủ 3 tháng giữa

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, các bà bầu đã dần bớt đi sự mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ.

Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ trong thai kỳ.

Trong trường hợp này, bà bầu nên ngủ trong tư thế nằm nghiêng bên trái và gối đầu cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ. Đồng thời mẹ nằm nghiêng, đặt gối dưới bụng và sau lưng sẽ giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề.

3. Tư thế nằm ngủ 3 tháng cuối.

Trong toàn bộ thai kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm.

Có những bà bầu bị nghẹt mũi, chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng cũng là một lý do khiến các bà bầu mất ngủ.

Xem thêm:  Những thực phẩm tốt cho sữa mẹ

Với các mẹ đang trong tình trạng này có thể áp dụng tư thế ngủ nghiêng bên trái để lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn.

Tư thế này sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu. Bên cạnh đó, ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng phù nề hoặc tĩnh mạch ở chân căng lên, tư thế ngủ cho bà bầu lý tưởng là vừa nằm nghiêng bên trái, vừa kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.

4. Những tư thế nằm ngủ không nên

Như đã trình bày ở trên tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai là tư thế nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên 1 số phụ nữ có thói quen ngủ nằm ngửa hay nằm sấp từ lâu khó có thể từ bỏ thì vẫn có thể nằm sấp hoặc ngửa khi ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên nên bắt đầu nằm nghiêng khi ngủ ngay từ giai đoạn này để làm quen dần trước khi có thể chuyển sang nằm nghiêng hoàn toàn. Nếu thói quen cũ khó từ bỏ bạn nên dần dần thay đổi từng ngày.

Tại sao không nên nằm ngửa:

  • Nằm ngửa khi ngủ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
  • Tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi.
  • Nằm ngửa còn có thể gây tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.
  • Tư thế nằm ngửa rất khó chịu nên tránh ngủ ở tư thê này trong thời gian dài.
  • Khi nằm ngửa để bụng đè lên ruột và các mạch máu lớn sẽ gây ra các vấn đề sau: đau lưng, các vấn đề về đường hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa, huyết áp thấp, trĩ.
Xem thêm:  Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Trên đây là một số lời khuyên giúp mẹ bầu có giấc ngủ tốt nhất trong quá trình mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà giấc ngủ không được cải thiện cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU