Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày thai nhi sẽ lớn dần lên trong tử cung của người mẹ, chính vì vậy khi thai càng to sẽ càng chèn vào bàng quang dẫn đến tình trạng người mẹ sẽ đi tiểu nhiểu hơn. Về những tháng cuối của thai kỳ thì tình trạng này càng nặng hơn, có thể cả ngày và đêm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của thai phụ và khiến thai phụ mệt mỏi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, hãy cùng  tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều khi mang thai

Thai chèn ép vào bàng quang

Thông thường, bàng quang của phụ nữ có thể chứa một lượng nước tiểu tương đối lớn, khoảng 400-500ml. Khi mang thai, tử cung bắt đầu phát triển hơn, nó ngày càng mở rộng và chèn ép lên bàng quang khiến cho bàng quang không chứa được nhiều nước tiểu và hệ quả là mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.

– Sự thay đổi nội tiết tố

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của mẹ thay đổi. Chỉ số hCG hoạt động là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đi tiểu nhiều trong thai kỳ. Sở dĩ có điều này là do hormone hCG có tác dụng làm tăng lưu lượng về phía vùng chậu, tử cung và thân nên sẽ khiến cho bàng quang bị chèn ép và nhu cầu đi tiểu tăng lên.

– Tăng sự đào thải ở thân

Thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên rất nhiều, lên đến 50% so với giai đoạn không mang thai. Do đó, lượng chất lỏng dư thừa được xử lý qua thận cũng tăng lên, sau đó chúng được đưa đến bàng quang và khiến tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng cao.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang không được chữa trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với mẹ bầu và cả thai nhi. Trong đó có tình trạng đi tiểu nhiều lần ở mẹ.

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đi tiểu đau, nước tiểu lẫn máu, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nghiêm trọng hơn, những nhiễm trùng này có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nếu bệnh diễn biến nặng.

Xem thêm:  Các dấu hiệu bất thường trên da của trẻ sơ sinh

– Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều lần trong ngày vô cùng khó chịu.

– Áp lực từ tử cung người mẹ

Khi mang thai, kích thước tử cung của mẹ không ngừng tăng theo tỷ lệ thuận với kích thước thai nhi. Sự gia tăng này gây áp lực lên xương chậu, chèn ép bàng quang, nhất là những tháng cuối thai kỳ, tần suất đi tiểu của mẹ càng lớn.

– Tăng tĩnh mạch

Trong thời kỳ mang thai, tuần hoàn máu của mẹ tăng dẫn đến nước tiểu được bài tiết nhiều hơn và hệ quả là mẹ bầu đi tiểu nhiều lần.

2. Ảnh hưởng của việc đi tiểu nhiều đến thai phụ

Đi tiểu nhiều khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Tình trạng này không gây nguy hiểm nếu nó xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý, thay đổi nội tiết tố…

Ngược lại, nếu chứng đi tiểu nhiều ở mẹ bầu gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý thì nó thật sự nguy hiểm không chỉ đối với mẹ mà còn nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí gây sinh non.

Nếu mẹ bầu đi tiểu nhiều và gặp phải tình trạng như: kèm theo cảm giác nóng rát, đi tiểu đau, đôi khi lẫn máu… thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay vì đây không phải là hiện tượng sinh lý bình thường nữa vì có khả năng mẹ đang bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến cô bé.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào trong hệ tiết niệu như niệu quản, thận, bàng quang, niệu đạo. Nếu không được chữa trị, bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả thai nhi như gây đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, sảy thai…

Xem thêm:  Sinh thường hay sinh mổ

Tất cả các nhiễm trùng từ nhiễm trùng tiết niệu hay những bệnh phụ khoa xuất hiện trong thời kỳ mang thai đều gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

3. Làm sao để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai?

Đối với các trường hợp tiểu nhiều khi mang thai mà không có bất kỳ bệnh lý nào kèm theo, thì dưới đây là một vài lời khuyên để làm giảm sự khó chịu của việc việc đi tiểu thường xuyên trong thai kỳ, đặc biệt là ban đêm.

– Uống đủ nước. Có lẽ sản phụ sẽ không muốn uống nhiều do lo lắng về việc thường xuyên phải chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu. Tuy nhiên, việc đi tiểu nhiều đồng nghĩa là cơ thể đang mất thêm chất lỏng qua nước tiểu, vì vậy sản phụ cần tiếp tục uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng lành mạnh khác mỗi ngày để phòng tránh cơ thể thiếu nước

– Tránh xa caffeine. Caffeine là chất lợi tiểu nên có tác dụng loại bỏ nước khỏi cơ thể, do đó, nếu sử dụng chất này sẽ khiến sản phụ có nhiều khả năng đi tiểu nhiều hơn. Vì vậy, thay vì sử dụng các đồ uống như cà phê, trà và soda, sản phủ nên lựa chọn đồ uống không chứa caffeine.

– Nghiêng về phía trước khi bạn đi tiểu. Khi đi tiểu, sản phụ nên nghiêng người về phía trước để dễ dàng đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn và làm trống bàng quang hoàn toàn.

– Kiểm soát cân nặng. Tăng cân quá nhiều gây thêm áp lực lên bàng quang khiến sản phụ đi tiểu nhiều hơn.

– Tránh táo bón. Khi phân nằm trong ruột, nó chiếm nhiều không gian trong bụng làm tăng áp lực đẩy vào bàng quang. Trong khi mang thai, sản phụ khó có thể tránh táo bón hoàn toàn, nhưng nên cố gắng hết sức bằng cách ăn đúng đủ chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng.

– Nhận biết các dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu và cách phòng ngừa. Hãy chú ý đến cơ thể, bất kỳ dấu hiệu thay đổi về số lần đi tiểu và các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để tránh nhiễm trùng, sản phụ nên đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy buồn tiêu và cố gắng làm trống hoàn toàn bàng quang ở mỗi lần đi, giữ cho vùng đáy chậu sạch sẽ và luôn luôn lau từ trước ra sau.

Xem thêm:  Nuôi con bằng sữa mẹ

– Nghỉ ngơi. Thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh khiến sản phụ mệt mỏi vào ban ngày do đó, sản phụ nên ngủ trưa nếu có thể, hoặc ít nhất là cố gắng ngồi và nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.

– Đi tiểu trước khi đi ngủ. Hãy cố gắng đi tiểu trước khi bước lên giường ngủ. Một điều lưu ý là quãng đường từ giường ngủ đến nhà vệ sinh phải đảm bảo an toàn, không có vật cản, công tắc đèn chiếu sáng được đặt ở vị trí thuận tiện để bảo đảm an toàn.

– Sử dụng bài tập Kegel

Mặc dù bạn không có khả năng để loại bỏ đi tiểu nhiều hoàn toàn, sản phụ có thể tăng cường các cơ vùng sàn khung chậu. Điều này sẽ giúp sản phụ kiểm soát hoạt động của bàng quang tốt hơn trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hạn chế phần nào sự khó chịu. Tuy nhiên bạn hãy chú ý cẩn thận khi tập Kegel, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Trên đây là những chia sẻ của DrCare về vấn đề đi tiểu nhiều khi mang thai, hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ đang mang thai có thêm kiến thức trong hành trình mang thai của mình và vận dụng những phương pháp phù hợp với bản thân để khắc phục được tình trạng đi tiểu đêm hiểu quả.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU