Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Chuột rút được định nghĩa là một cơn co thắt đột ngột, dữ dội của một hay nhiều nhóm cơ, thường xuất hiện ở các cơ vùng chân, bụng. Chuột rút có thể xảy ra ở tất cả mọi người, trong đó thai phụ là đối tượng có nguy cơ bị chuột rút cao hơn. Nhiều bà bầu bị chuột rút vào ban đêm gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và sức khỏe.

1. Nguyên nhân gây ra chuôt rút khi mang thai

– Thiếu canxi: hiện tượng này rất hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai đã lớn và có nhu cầu canxi rất cao. Lúc này, lượng canxi trong cơ thể mẹ được tập trung để nuôi dưỡng thai nhi khiến cho mẹ bầu bị thiếu hụt một lượng canxi dẫn đến tình trạng chuột rút do hạ canxi máu.

– Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột tạo nên áp lực lớn lên đôi chân và các cơ ở chân khiến các cơ này bị kích thích, dễ dẫn đến tê bì hoặc chuột rút.

– Kích thước tử cung tăng nhanh khiến các mạch máu xung quanh bị chèn ép, lượng máu dẫn xuống chân bị hạn chế làm cho chân tay tê nhức, thậm chí bị chuột rút. Ngoài ra, các dây thần kinh từ tủy đến chân cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và khó chịu. 

– Hiện tượng mất nước trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, tình trạng này chính là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút.

– Thiếu chất điện giải : Vào thời gian đầu của thai kỳ, các mẹ thường bị ốm nghén, nôn ói liên tục. Điều này sẽ gây ra tình trạng cơ thể thiếu chất, mất nước và mệt mỏi. Mất cân bằng chất điện giải là nguyên nhân gây ra các cơn co cứng cơ. 

Đặc biệt, khi cơ thể thiếu các thành phần như Natri, Kali có liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ bắp. Do vậy, các mẹ cần chú ý các thành phần này trong khẩu phần ăn hàng ngày để cân bằng dưỡng chất đồng thời hạn chế tình trạng chuột rút.

2. Dấu hiệu chuột rút khi mang thai

Xem thêm:  Có bầu có cho con bú được không?

– Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai, thường xuất hiện chuột rút ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ

– Chuột rút có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

– Chuột rút chân khi mang thai là thường gặp nhất bao gồm bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.

– Trường hợp nếu thai phụ bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

3. Phòng tránh và điều trị chuột rút khi mang thai

Để ngăn chặn chuột rút, bà bầu nên áp dụng các bí kíp dưới đây. Rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả các mẹ nhé.

– Chế độ ăn uống giàu canxi:

Bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu canxi trong thực đơn hàng ngày như: sữa, các loại hải sản (ngao, sò, tôm cua…), nấm hương, rau cải chíp, rau chân vịt…

– Dùng thực phẩm bổ sung chứa canxi phòng chuột rút khi mang bầu:

Dù chế độ ăn giàu canxi nhưng cơ thể mẹ vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu canxi cho bé phát triển. Chính vì thế, bà bầu nên sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung có chứa canxi để đảm bảo bé phát triển hoàn toàn bình thường.

– Tập thể dục thường xuyên giảm hiện tượng chuột rút:

Bà bầu cực kỳ lưu ý không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu vì như thế sẽ khiến bà bầu tăng nguy cơ chuột rút. Thay vào đó, bà bầu nên vận động nhẹ nhàng 10 – 20 phút giữa giờ làm việc, đi dạo quanh nhà vào sáng sớm và buổi tối. Luyện tập không chỉ giúp bà bầu thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng, đau đầu mà còn giúp cải thiện tình trạng chuột rút rõ rệt.

Xem thêm:  DỊCH VỤ CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ

– Không làm việc quá sức:

Mang vác đồ quá nặng, đặc biệt vào những tháng cuối khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ làm tăng áp lực xuống đôi chân. Và đó là lý do khiến bà bầu rất dễ bị chuột rút. Vì thế, bà bầu nên tránh làm những việc quá sức hay công việc nặng nhọc bởi vì chuột rút khi đang làm việc có thể dẫn đến những nguy hiểm không thể lường trước được.

– Xoa bóp chân nhẹ nhàng dễ chịu hơn cho bà bầu bị chuột rút:

Sau cả ngày làm việc, bà bầu hãy dành thời gian thư giãn cho bản thân, đôi khi chỉ là 20 phút mát – xa cho đôi chân cũng làm cơ thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Còn gì tuyệt vời hơn nếu việc này được ông xã đảm nhận. Mát-xa từ đùi đến bắp chân, rồi đến mắt cá chân, ngón chân không những giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn giúp bà bầu giảm chuột rút ở chân hiệu quả.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc bầu để massage thư giãn cơ thể, ngâm chân với nước ấm và thảo mộc để lưu thông khí huyết sẽ giảm được tình trạng bị chuột rút.

– Kê cao chân khi nằm hoặc ngồi

Để một chiếc ghế nhỏ dưới chân khi làm việc cũng như kê chân lên gối khi ngủ cũng là giải pháp rất tốt cho bà bầu bị chuột rút. Kê chân giúp máu lưu thông tốt hơn, không những giảm phù mà còn giảm được cả chuột rút.
– Các biện pháp khác:

Tắm bằng nước ấm. Ngâm chân trong nước nóng được pha với ít muối và gừng để tránh bị chuột rút vào ban đêm.

Chọn giày dép phù hợp. Chọn giày với sự thoải mái, hỗ trợ và tiện ích trong tâm trí. Nó có thể giúp mang giày với một bộ đếm gót chân vững chắc – một phần của giày bao quanh gót chân và giúp khóa bàn chân vào trong giày.

Xem thêm:  Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

Tránh mất nước. Uống nhiều chất lỏng mỗi ngày. Số lượng tùy thuộc vào những gì bạn ăn, giới tính, mức độ hoạt động, thời tiết, sức khỏe, tuổi tác và thuốc bạn dùng. Chất lỏng giúp cơ bắp của bạn co lại và thư giãn và giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và ít bị kích thích. Trong khi hoạt động, hãy bổ sung chất lỏng đều đặn và tiếp tục uống nước hoặc các chất lỏng khác sau khi bạn kết thúc.

4. Cách giảm đau cho bà bầu bị chuột rút hiệu quả

Khi bị chuột rút, bạn cần phải hết sức bình tĩnh và có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để làm giảm cơn đau:

– Duỗi chân thẳng để giảm triệu chứng khi bị chuột rút. Mẹ bầu nên nhờ người khác sơ cứu khi bị chuột rút.

– Uốn ngón chân về phía bắp chân, giữ tư thế này cho đến khi cơn đau giảm dần và biến mất.

– Cuối cùng, xoa bóp các cơ, bắp chân, chườm nóng vùng vừa bị chuột rút để xoa dịu cơn đau.

Chuột rút là một hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh khỏi tình trạng đau đớn, khó chịu hay mất ngủ do chuột rút. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc liên quan đến chuột rút và đau chân trong thai kỳ của bạn, đồng thời có thể giúp bạn tận hưởng một thai kỳ hạnh phúc và an toàn hơn! 

BÀI VIẾT XEM NHIỀU