Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Khi vẫn đang trong giai đoạn cho con bú, đột nhiên phát hiện mình đang mang thai thêm bé nữa – đây là tình trạng mà không ít mẹ bỉm sữa gặp phải. Con thì vẫn còn nhỏ, vẫn cần bú sữa mẹ nhưng lại lo ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vậy các mẹ sẽ phải giải quyết vấn đề này thế nào? Có thể vừa mang thai mà vẫn cho con bú được không là câu hỏi mà các mẹ đều thắc mắc. Vậy chúng ta hãy cùng DrCare tìm hiểu nhé!

1. Vì sao vẫn có thai khi cho con bú

Nhiều bà mẹ mới sinh tưởng rằng cho con bú là một biện pháp tránh thai an toàn, tuy nhiên sự thật là phụ nữ vẫn có thể có thai ngay cả khi vừa sinh xong vài tháng và đang cho con bú.

Sau khi sinh xong nghĩa là cơ thể đã hoàn tất một chu kỳ sinh con và bắt đầu hồi phục để chuẩn bị chuyển sang chu kỳ mới. Bởi sinh sản là thuộc tính của phụ nữ. Cơ thể bạn luôn luôn hướng tới việc thực hiện thiên chức làm mẹ nhanh chóng nhất.

Khi cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra chất Prolactin. Chất này làm chậm chu kỳ kinh. Với những bà mẹ cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại muộn hơn những mẹ cho con bú ít hoặc không cho con bú. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh (5-6 tháng).

Chính vì thời điểm rụng trứng rất khó đoán, mà nhiều mẹ lại chủ quan không sử dụng biện pháp phòng tránh khi quan hệ vợ chồng, dẫn đến tình trạng mang thai lúc nào không biết.

2. Đang có bầu mà cho con bú có sao không

– Đối với mẹ

Mẹ có bầu khi đang cho con bú thường gặp những ảnh hưởng về sức khỏe do không có thời gian chăm sóc cho bản thân, không được nghỉ ngơi vì cùng lúc phải chăm sóc em bé mới sinh và thai nhi trong bụng.

Hơn nữa, có bầu khi đang cho con bú khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể mẹ phải phân bố cả 3 nơi. Do đó, rất ít mẹ có thể đảm bảo dinh dưỡng trong những trường hợp như thế.

Xem thêm:  Ba mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?

– Đối với em bé mới sinh và thai nhi

Việc mẹ có bầu khi đang cho con bú ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Khi mang thai ở tháng thứ 4 và thứ 5, lúc này tuyến sữa của mẹ bắt đầu tiết ra lượng sữa non. Điều này khiến cho mùi vị sữa bị thay đổi. Chính vì thế mà có thể trong thời gian này em bé sẽ bỏ bú mẹ.

Trong thời gian cho con bú và mang bầu, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ phải đảm bảo điều kiện cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả 3 mẹ con. Đồng thời, mẹ nên kết hợp với chế độ ăn dặm theo nấc thang phát triển của bé.

Trong trường hợp mẹ muốn cai sữa cho bé nên cai sữa từ từ bằng cách cho bé bú thưa cữ để bé tập làm quen xa ti mẹ.

3. Làm gì nếu có thai khi cho con bú

Theo một số nghiên cứu, nếu sinh bé thứ hai dưới 2 năm thì tỷ lệ nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của bé sau sẽ cao hơn. Ngoài ra, sinh con sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đặc biệt là phục hồi sức khỏe người mẹ. Do đó, khoảng cách an toàn để mang thai lần tiếp theo thông thường khoảng 3 năm.

Trường hợp bạn đã lỡ mang thai cách nhau dưới 2 năm nhất là mang thai khi cho con bú thì lại càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Hãy sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề sau:

  • Động tác mút vú của trẻ kích thích cơ thể mẹ tiết ra hormone Oxytoxin gây co bóp tử cung. Sự co bóp này có thể khiến em bé trong bụng gặp nhiều nguy hiểm.

– Với những trường hợp đặc biệt: dọa sảy thai, ra máu, tiền sử sinh non, thai đôi,… thì nên cai sữa cho bé lớn sớm.

– Với những trường hợp còn lại, có thể cho con bú khi mang thai nhưng cần chú ý: Khi dạ con có biểu hiện co bóp thì ngưng cho bé bú ngay.

Do đó, cho con bú khi đang mang thai là việc làm không được các bác sĩ sản khoa khuyến khích. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với thai kỳ.

Xem thêm:  Nguyên nhân gây vô sinh ở nam

Trong trường hợp cai sữa, mẹ cũng nên cắt giảm một cách từ từ, chẳng hạn như làm thưa dần các cữ bú mẹ để bé làm quen với sự thiếu vắng sữa mẹ. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.

  •  Thay đổi của cơ thể khi mang thai:

– Cảm giác đau đầu vú: do thay đổi nội tiết, đầu vú trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Việc cho con bú lúc này khiến cảm giác đau đầu vú càng trầm trọng. Cách để vượt qua là cho bé bú từng cữ ngắn, tùy từng độ tuổi của bé mà bạn sắp xếp thời gian bú của bé cho phù hợp.

– Nghén khi mang thai đã là một điều khủng khiếp. Vừa nghén vừa cho con bú khiến tình trạng mệt mỏi, ốm nghén càng trở nên trầm trọng. Cơ thể mẹ dễ bị suy nhược, có thể khiến mẹ ít sữa, mất sữa, không đủ sữa cho bé lớn bú.

Lúc này hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ sản khoa để nhận được lời khuyên, giúp bạn thay đổi một số điểm trong chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm bớt triệu chứng.

 

  •  Chăm sóc cả hai em bé bằng sữa mẹ

– Sữa non rất quan trọng đối với em bé mới sinh. Vì vậy, trong những ngày đầu sau sinh bé thứ 2, bạn nên hạn chế cho bé lớn bú mẹ để ưu tiên cho em bé mới sinh. Khi sữa đã về thì bạn không cần phải lo nghĩ quá nhiều về việc cho bé nào bú vào lúc nào.

– Nếu bé lớn của bạn luôn cần được ti mẹ mới ngủ được, bạn hãy tập cho bé những thói quen khác như: xoa hoặc vỗ lưng nhè nhẹ, hát ru trước khi đi ngủ.

– Đa số các bé tuổi chập chững có xu hướng ghen tị với em bé mới sinh. Bé có thể tỏ ra giận dỗi, xa lánh, bực tức hoặc đành hanh với em mình. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.

Lúc này bạn cần nói chuyện với con về việc chia sẻ “đồ bú tí” cho em khi em được sinh ra. Nhiều bé sẽ cố phản kháng lại việc này. Bạn đừng căng thẳng với bé mà hãy âu yếm để bé cảm thấy mình vẫn được mẹ yêu và vẫn được gần mẹ.

Xem thêm:  Các hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh

– Thực hiện chăm sóc cho cả hai em bé bằng sữa mẹ dù vất vả nhưng vẫn có những ưu điểm của nó. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trong việc cho con bú như tình trạng căng tức sữa hoặc sữa về quá nhiều thì bé lớn có thể giúp bạn giải quyết tình hình bằng cách bú trước và giảm áp lực sữa để phù hợp hơn với sức bú của em mình.

  • Dinh dưỡng tăng cường cho mẹ:

– Cho dù bạn có quyết định vẫn cho con bú hay cai sữa cho con khi mang thai bé tiếp theo thì bạn vẫn cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt tăng cường.

– Nếu quyết định vẫn tiếp tục cho con bú khi mang thai. Lúc này áp lực dinh dưỡng cho mẹ tăng cao bởi mẹ phải cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, cho con bú và cho cả chính mình.

– Ngay cả khi đã cai sữa cho con thì bạn vẫn cần tăng cường dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Bởi khi mang thai hai bé gần nhau quá cơ thể mẹ chưa đủ thời gian để phục hồi. Bé thứ 2 rất dễ thiếu dinh dưỡng nếu mẹ không chú ý bổ sung.

– Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và cho con, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc bổ. Các dưỡng chất thường thiếu mà mẹ cần cung cấp như: DHA, EPA, sắt, canxi, acid folic, I-ốt, Mg, kẽm…

Mang thai khi vẫn đang cho con bú khiến không ít mẹ cảm thấy lúng túng. Hy vọng những thông tin trên đây giúp được bạn phần nào. Chúc bạn có quyết định sáng suốt để mẹ khỏe, con khỏe.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU