Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Khoảng 90% phụ nữ mang thai cho rằng họ đều cảm thấy nôn và buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ. Và khoảng hơn 1 nửa số này sẽ giảm dần triệu chứng khi bước vào tuần thứ 14, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp bà bầu nôn và buồn nôn tới tận lúc dự sinh. Để giảm cảm giác nôn nghén này nhiều vấn đề đã được đặt ra, trong đó có câu hỏi, có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu?

1. Ốm nghén khi mang thai là gì?

Ốm nghén là một tên gọi chúng cho những biểu hiện khó chịu thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ đầu mang thai (vào khoảng tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ). Ốm nghén bao gồm những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khẩu vị thay đổi, cơ thể mệt mỏi,… và kéo dài khoảng 3 tháng hoặc hơn. Triệu chứng buồn nôn có thể xuất hiện ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, nhưng nó thường diễn ra nghiêm trong nhất vào buổi sáng.

Tuy ốm nghén là một biểu hiện bình thường đối với các mẹ bầu nhưng có khoảng 3% các thai phụ sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén nặng dẫn đến những biểu hiện buồn nôn, nôn nghiêm trọng hơn. Điều này khiến các mẹ bầu trở nên suy kiệt, mất đi khẩu vị và không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn uống.

Tình trạng của các thai phụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bạn cần cải thiện tình trạng này để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn giúp cho em bé của bạn được phát triển một cách toàn diện. Đối với những trường hợp ốm nghén nhẹ, bạn có cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh hơn. Trong khi đó, với người ốm nghén nặng thì cần được sự chăm sóc và theo dõi y tế để được điều trị thích hợp.

Xem thêm:  Mẹ bầu có được uống kháng sinh không?

2. Phương pháp giảm nôn nghén khi mang thai không dùng thuốc

Tình trạng ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược. Vì thế, mẹ có áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện:

  • Sử dụng trà gừng

Gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột giúp làm giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn. Các chuyên gia đánh giá 1,000mg bột gừng tương đương với 10mg metoclopramid có tác dụng chống nôn hiệu quả và gừng cũng không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của mẹ vả bé.

  • Bổ sung vitamin đầy đủ trước sinh

Trong giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic để giúp giảm nghén khi mang thai. Ngoài ra, những vitamin này còn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cùng với chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe cho sản phụ và thai nhi.

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc ốm nghén có thể khiến sản phụ cảm thấy chán ăn và không còn khẩu vị. Chính vì thế, thay vì ăn một bữa no với lượng thức ăn lớn dễ gây buồn nôn thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi ngày, sản phụ có thể chia thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ để giúp dạ dày dễ chịu và bụng không bị rỗng.

  • Uống nhiều nước

Dù có ốm nghén hay không thì việc uống đủ nước cũng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tình trạng nôn nghén kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, vậy nên việc cần làm là bổ sung đủ nước, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu nước.

  • Sử dụng thực phẩm giàu protein và tránh thức ăn cay nóng
Xem thêm:  Mẹ bầu có nên ăn dứa hay không?

Ngoài bổ sung các loại vitamin tổng hợp thì những thức ăn có chứa nhiều protein cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm nghén ở bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu cũng tránh ăn những thức ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ vì chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến tăng thêm tình trạng nôn nghén.

3. Phương pháp dùng thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai

Xưa nay việc dùng thuốc không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Mặc dù ngày nay nhiều loại thuốc đã được kê đơn cho bà bầu nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kể cả thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai.

Một số loại thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai bạn có thể tham khảo như:

  • Vitamin B6: Vitamin B6 được khuyên dùng cho phụ nữ có thai với mục đích giảm thiểu những cơn ốm nghén. Hiển nhiên vitamin B6 không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, vì thế bạn có thể an tâm sử dụng. Liều lượng dùng vitamin B6 trong thời gian mang bầu là khoảng 15mg mỗi ngày.
  • Thuốc chống nôn Domperidon: Domperidon có tác dụng chính giúp kích thích nhu động ruột của ống tiêu hoá làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Thuốc Domperidon được đánh giá là không gây dị tật thai nhi, tuy nhiên trước khi quyết định bạn có dùng thuốc này hay không bác sĩ cũng cần kiểm tra và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác.
  • Thuốc chống nôn Metoclopramid: Metoclopramid khi vào trong cơ thể chúng hoạt động với cơ chế làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên dạ dày, mục đích giúp cho dạ dày rỗng để giảm được sự trào ngược từ dạ dày, tá tràng lên thực quản. Từ đó làm giảm đáng kể những cơn buồn nôn ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên cũng như Domperidon, thuốc này cần được cân nhắc rất kỹ trước khi dùng.
  • Bổ sung Thiamine: Khi nôn kéo dài khả năng cao thai phụ có thể có nguy cơ thiếu hụt thiamine. Trong trường hợp này bà bầu nên được khuyên bổ sung thiamine với điều lượng 100mg mỗi ngày.
Xem thêm:  Hướng dẫn cách tắm và giao tiếp với trẻ trong lúc tắm.

Trên đây được coi là cách giảm nghén hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Dù là áp dụng cách nào, các mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có những chỉ định đúng nhất. Tránh việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những thông tin tham khảo về việc có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu, hy vọng sẽ mang đến cho mẹ bầu những gợi ý hay để có một thai kỳ luôn mạnh khỏe.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU