Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

CÁC DẤU HIỆU KHI PHỤ NỮ MANG THAI

Mang thai là một thiên chức cao cả của người phụ nữ. Cơ thể của người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi trong suốt quá trình mang thai. Có những người phụ nữ sẽ có những biểu hiện mang thai từ những ngày đầu tiên thế nhưng có những người lại không biết mình mang thai cho đến khi thấy bụng to lên rõ rệt. Vậy hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu phát hiện khi mang thai nhé!

  1. Những dấu hiệu sớm.

Thông thường, sau khi chậm kinh từ 5 – 7 ngày, chị em phụ nữ mới dùng que thử thai, và nhận được kết quả gần như chính xác tuyệt đối. Song, một số trường hợp có thể cảm nhận sự thay đổi của cơ thể với các dấu hiệu mang thai sớm dưới đây.

– Chậm kinh: Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần quan hệ mà chị em có thể dễ dàng nhận biết và cần lưu ý. Nếu chị em bị trễ kinh từ 7 – 10 ngày khi mà trước đấy có quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì khả năng có thai là rất cao

– Thay đổi ở vùng ngực: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi có thai đó là vùng ngực sưng, đau; núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. Tuy nhiên những dấu hiệu này sẽ giảm dần và mất hẳn sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đi tiểu nhiều vào ban đêm do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang.

Xem thêm:  Có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu?

– Buồn nôn: Khoảng 2/3 phụ nữ mang bầu có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai rất sớm trong 1-2 tuần đầu tiên. Triệu chứng này sẽ giảm dần về sau của thai kỳ.

– Mệt mỏi: Progesterone là chất duy trì nội tiết tố của thai kỳ, ngăn ngừa co bóp tử cung và ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Tuy vậy, sự gia tăng đột ngột của progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, đôi lúc kiệt sức.

– Chóng mặt, ngất xỉu: HIện tượng lưu thông máu tăng do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, bạn sẽ cảm nhận được những cơn nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra ở đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu cũng có thể là do lượng đường trong máu thấp.

– Thay đổi khẩu vị, rối loạn vị giác: Nếu bạn đột nhiên buồn nôn khi nhìn thấy những món ăn quen thuộc, nhưng lại thèm ăn những món ăn mà trước đây chưa từng ăn hoặc bạn cảm thấy mình trở nên nhạy cảm vớ mùi thì khả năng cao là bạn đã mang thai.

– Tăng nhiệt độ cơ thể: Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, giống với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên có không ít chị em nhầm lẫn.

Xem thêm:  Chăm sóc trước sinh - Mẹ bầu thư giãn

– Đau bụng âm ỉ, ra máu âm đạo: Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ, cùng với đó sẽ thấy đau bụng âm ỉ như gần đến kỳ kinh nguyệt.

– Một số triệu chứng khác như: đầy hơi, nướu sung và đau, cổ tử cung ẩm ướt, nhạy cảm với nhiệt độ, tiết nhiều nước bọt, táo bón, đau lưng, tâm trạng thất thường, tăng cân bất thường, hụt hơi khó thở…

Lưu ý: Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu mang thai sớm và không phải mẹ bầu nào cũng sẽ gặp tất cả các triệu chứng này. Đôi khi mẹ bầu sẽ nhầm lẫm các dấu hiệu mang thai sớm với các triệu chứng bệnh lý của cơ thể. Vậy nên, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bạn cũng nên theo dõi cẩn thận để sẵn sàng cho một thai kỳ an toàn.

2. Làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu sớm khi mang thai?

Sử dụng que thử thai: Đây là phương pháp đầu tiên mà chị em phụ nữ sử dụng khi nghi ngờ có thai. Thời điểm que thử thai mang lại hiệu quả chính xác là 7-10 ngày sau khi quan hệ mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

– Khám thai: Khi nghi ngờ có thai, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám sẽ cho kết quả chính xác. Bác sĩ sẽ siêu âm, xét nghiệm để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…

Xem thêm:  Mẹ sinh mổ hoàn toàn không có sữa phải làm sao?

– Tìm hiểu kiến thức khi mang thai: Khi đã chắc chắn mình có thai, muốn trải qua hành trình 9 tháng 10 ngày, sau đó sinh nở và nuôi dạy con cái một cách suôn sẻ, bạn cần có đầy đủ kiến thức về bầu bí, sinh con, chăm sóc bé yêu sau khi chào đời. Bạn có thể củng cố những kiến thức này từ báo chí, các diễn đàn hoặc tham gia lớp học tiền sản. Nếu có điều kiện, hãy đi cùng chồng để anh ấy dễ dàng chăm sóc bạn lúc mang thai cũng như phụ bạn chăm bé yêu sau này.

Mang thai là niềm hạnh phúc và sự mong chờ của người mẹ để được chào đón bé yêu. Với tất cả kiến thức trên hy vọng bạn sẽ luôn sẵn sàng với thiên chức cao cả của mình. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

BÀI VIẾT XEM NHIỀU