Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

ĐỌC VỊ TIẾNG KHÓC CỦA TRẺ

Trước khi biết nói, trẻ chỉ biết sử dụng tiếng khóc để gây sự chú ý và biểu đạt mong muốn của mình đến với người lớn. Thế nhưng người lớn không phải lúc nào cũng hiểu được ý nghĩa tiếng khóc của bé. Đối với người lớn, bé khóc là đòi ăn, hoặc buồn ngủ, hoặc khó chịu ở đâu đó. Nếu để ý bạn sẽ thấy tiếng khóc của bé sẽ có những lúc khác nhau và biểu thị một mong muốn khác nhau của bé. Vậy hãy tìm hiểu thêm và giải mã điều này nhé!

  1. Nguyên nhân khiến trẻ khóc
  • Trẻ thấy đói bụng

Đây là điều đầu tiên bố mẹ cần nghĩ tới khi trẻ khóc. Khi đói, trẻ hay khóc và kèm theo các dấu hiệu: quấy khóc xen giữa là các động tác mút tay, nhóp nhép miệng. Khi cho trẻ bú xong, sau khoảng thời gian ngắn trẻ khóc lại, đây có thể là dấu hiệu cho biết trẻ chưa được bú no.

Nhận biết âm thanh: Neh…neh…- Con đói

Như thể để bú, lưỡi của bé dính vào vòm miệng của mình và âm thanh phát ra là “Neh”. Bé cần ăn

  • Tã trẻ bị ẩm ướt, khó chịu

Trẻ sẽ báo hiệu cho cha mẹ biết mình muốn thay tã bằng cách khóc nhưng tiếng khóc thường bình thường, không có gì đặc biệt, đôi khi thét to lên, nước mắt dàn dụa. Nguyên nhân này có thể giải quyết bằng cách kiểm tra tã của trẻ, tốt nhất ba mẹ nên thay bỉm tã cho trẻ 2-3 giờ/lần để tránh hăm đỏ từ bỉm tã của trẻ và thay ngay lập tức nếu trẻ ị ra tã bỉm.

Nhận biết âm thanh: Héh – Con muốn thay bỉm

Âm H nhẹ đặc biệt dễ nhận biết. Da của em bé nhìn trông không được dễ chịu. Có thể do trời nóng, lạnh, vị trí không thoải mái hoặc xuất hiện hăm tã. Bạn cần xác định nguyên nhân và thay đổi cho trẻ.

  • Trẻ buồn ngủ

Đối với trẻ lớn và người lớn, khi buồn ngủ có thể ngủ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Nhưng với trẻ em thì khác, khi buồn ngủ chúng thường quấy khóc và gắt ngủ, lấy tay dụi mắt, gãi đầu gãi tai, một số bé có thể mút tay, ban đầu khóc tương đối nhỏ, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to và liên tục hơn. Lúc này để dỗ trẻ, chỉ cần ôm ấp vỗ về trẻ thì trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.

Nhận biết âm thanh: Aoh…- Con muốn đi ngủ

Khi ngáp, miệng mở rộng, lưỡi dẹt xuống và thụt vào. Đây là tín hiệu bạn cần cho trẻ đi ngủ!

  • Trẻ muốn được ôm ấp, vỗ về.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi bế và ôm ấp con quá nhiều rất dễ làm hư trẻ, tuy nhiên trong những tháng đầu đời trẻ rất cần sự âu yếm vỗ về của cha mẹ. Do vậy khi trẻ làm nũng muốn được ôm ấp, trẻ sẽ có các biểu hiện sau: trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái sang phải.

Xem thêm:  Dinh dưỡng trong thai kỳ

Nhận biết âm thanh: Lelaol – Con muốn bế

Âm thanh êm đềm và đượm buồn. Với tiếng meo meo nho nhỏ này, trẻ muốn nói rằng nó đang buồn và rằng nó cần sự đồng hành và hiện diện của bạn. Hãy tương tác với trẻ, trẻ đang đợi bạn!

  • Trẻ khó chịu ở bụng: đầy hơi, đau bụng hoặc có vấn đề khác.

Khi bị đau bụng, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc sau khi bú, đến nỗi không thể dỗ dành được, tình trạng khóc của trẻ thường xuất hiện ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần liên tục.

Đôi khi việc đầy hơi ở bụng trẻ cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ khó chịu và khóc. Khi nghi ngờ trẻ bị đầy hơi, cha mẹ có thể thử một vài biện pháp đơn giản như đặt bé nằm ngửa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe.

Nhận biết âm thanh: Éérh – “Bụng đau”

Âm thanh bị khàn, co cứng, kéo dài. Trẻ thường quằn quại, bằn hằn. Trẻ cần vận động để giải tỏa. Bạn nên xoa bóp massage cho trẻ.

Hoặc: Èh – “Con muốn ợ”

Cơ hoành hạ thấp, thanh quản đóng lại và không khí cố gắng thoát ra ngoài khá ngắn và giật. Hãy giúp trẻ ợ hơi và chỉ cho trẻ bú khi trẻ không còn phát ra âm thanh này nữa.

  • Quá lạnh hoặc quá nóng

Khi trẻ cảm thấy lạnh hoặc thấy nóng, chúng sẽ cách khóc, tuy nhiên khi bị lạnh chúng sẽ khóc gay gắt hơn khi bị nóng. Mỗi khi thay quần áo cho trẻ hoặc sau khi tắm trẻ sẽ khóc, đây là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang cảm thấy lạnh.

Nhận biết âm thanh: Héh – Con không thoải mái

Âm H nhẹ đặc biệt dễ nhận biết. Da của em bé nhìn trông không được dễ chịu. Có thể do trời nóng, lạnh, vị trí không thoải mái hoặc xuất hiện hăm tã. Bạn cần xác định nguyên nhân và thay đổi cho trẻ.

  • Do trẻ hoảng sợ

Tình trạng hoảng sợ này của trẻ có thể do tiếng động lớn, ánh sáng hay đêm tối… Lúc này trẻ thường hay khóc thét lên, toàn thân dãy dụa lung tung.

  • Trẻ khóc vì mọc răng

Khi mọc răng, trẻ luôn có cảm giác đau đớn và quấy khóc nhiều. Do đó cha mẹ cần biết để xử lý và giúp giảm đau cho trẻ trong giai đoạn này. Các biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng như lấy tay sờ, cọ răng, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng thì rất có thể bé đang khó chịu vì mọc răng.

Xem thêm:  Có nên cai sữa cho con khi mang thai không?

Nhận biết âm thanh: Guèn – “Con đang mọc răng”

Âm thanh này đi kèm với việc tiết nước bọt nhiều hơn và trẻ dường như cọ xát nướu răng vào nhau. Bạn có thể cho bé dùng gặm nướu.

  • Trẻ khóc vì bệnh lý.

Những lúc bị bệnh khó chịu trong người, trẻ sẽ quấy khóc kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý như nôn, thở khò khè, mặt tím tái, sốt…

  2. Làm gì khi trẻ quấy khóc

  • Cố gắng giữ bình tĩnh: Thái độ bình tĩnh trước tiếng khóc của trẻ sẽ giúp cha mẹ có thể tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà trẻ muốn chuyển tải, cần dỗ dành trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng.
  • Khi cảm thấy bất an, trẻ thường muốn được cha mẹ vuốt ve để lấy lại bình tĩnh. Vuốt ve giúp trẻ có thể bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn, lúc này trẻ sẽ tự bình tĩnh trở lại và không khóc nữa. Cha mẹ nên cố gắng bồng bế trẻ nhiều hơn, điều này có thể làm giảm bớt những cơn khóc của trẻ.
  • Sắp xếp các hoạt động trong ngày theo lịch trình của con: Điều này có nghĩa là nếu trẻ thường khóc vào một thời điểm nhất định buổi tối thì đừng bố trí làm việc gì vào lúc này, cần cân nhắc để ăn tối trước thời điểm trẻ thường khóc.
  • Khi bố mẹ cảm thấy tuyệt vọng vì trẻ khóc mà không thể dỗ được dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Hãy bình tĩnh đặt trẻ tại 1 nơi an toàn và đi ra chỗ khác 1 chút. Điều này giúp bố mẹ hay người trông coi trẻ có thể ổn định được tinh thần và việc dỗ trẻ sẽ đạt hiệu quả hơn sau đó.
  • Khi cảm thấy trẻ có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

       3. Có nên để con khóc

  • Trong những tuần đầu tiên của cuộc đời, âm thanh nhằm giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu của trẻ. Bằng cách đáp ứng nhu cầu của trẻ, bạn cho phép trẻ nhanh chóng thiết lập chế độ ăn uống, giấc ngủ và sự gắn bó “an toàn” của mình. Bạn cũng cho phép trẻ tự kiểm soát căng thẳng và đề phòng các rối loạn hành vi có thể xảy ra (cho trẻ ăn mỗi khi trẻ khóc không phải là giải pháp được khuyến nghị). Điều đó cũng rất có lợi cho người lớn vì nếu bạn hiểu nhu cầu của trẻ nhanh hơn, bạn có thể tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với trẻ. Cha mẹ dễ dàng tìm thấy sự cân bằng hơn và có thể hợp tác. Cũng khá thú vị nếu bạn chia sẻ những hiểu biết về trẻ cho anh chị của trẻ. Những anh chị của trẻ do đó sẽ có thể tạo ra một mối liên kết chặt chẽ với trẻ.
  • Trong một tình huống trẻ khóc dữ dội, điều quan trọng là người lớn phải có mặt bên trẻ. Bạn dạy trẻ nhận diện cảm xúc bằng cách gọi tên cảm xúc đó. Sự lắng nghe, sự thấu hiểu của bạn và sự hiện diện kề cận của bạn cũng như thái độ của bạn sẽ làm dịu đi cảm xúc tiêu cực của trẻ.
  • Nếu trẻ không bị nguy hiểm, nhu cầu của trẻ được đáp ứng và bạn đã xuất hiện bên trẻ, bạn có thể giúp trẻ học cách tự kiểm soát. Thông qua việc bạn rời đi từ từ, trẻ sẽ có thể học cách tự bình tĩnh lại. Mút tay, mút đồ chơi, mỗi đứa trẻ sẽ tìm kiếm một cách thức nào đó để trấn an chính mình. Điều quan trọng cần lưu ý là trẻ khóc là một chuyện bình thường và sự tức giận của trẻ là một tình huống không thể tránh khỏi. Bạn có thể không đoán được mọi nhu cầu của trẻ. Dĩ nhiên có thể bạn hiểu nhầm thông điệp mà tiếng khóc của trẻ truyền tải. Nhưng chắc chắn rằng sự hiện diện của bạn là một niềm an ủi lớn đối với trẻ. Đồng thời, bạn cũng nên lắng nghe chính cảm xúc của bản thân mình. Khi bạn mất kiên nhẫn, hãy nói với những người bạn thương yêu rằng: đây không phải là sự thất bại bởi vì mỗi cha mẹ đều trải qua gia đoạn kiệt sức, ngờ vực và tức giận. Hãy đưa ra giải pháp đúng lúc để vượt qua thử thách là điều tốt đẹp nhất và sẽ là niềm tự hào lớn của bạn.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU