Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

GIẤC NGỦ CỦA BÉ TRONG 6 THÁNG ĐẦU

Giấc ngủ chính là nền tảng đối với sự phát triển của trẻ. Trong những tháng đầu tiên bộ não của trẻ hoạt động ở mức đáng kinh ngạc, liên tiếp phát triển và tạo ra những mối liên hệ mới giữa các tín hiệu với tốc độ phát triển rất nhanh. Bé liên tục ghi nhận những thông tin mới từ thế giới xung quanh để rồ trong khi ngủ những thông tin này sẽ liên tục được xử lý, lưu trữ nhằm sử dụng trong tương lai. Ngủ cũng là lúc cơ thể bé nghỉ ngơi, tích trữ năng lượng, tăng cường sức mạnh và lớn lên.

  1. Bé cần ngủ bao lâu?

Trẻ ngủ nhiều hay ít là tùy theo cơ thể của mỗi bé, bé ngủ là khi cơ thể cần nghỉ ngơi hoặc khi não đã được kích thích đủ và bé thức khi đã ngủ đủ giấc. Bản thân mỗi người không thể điều khiển được giấc ngủ và bé cũng vậy. Cơ thể bé sẽ ngủ và thức khi cần.

Trong những tuần lễ đầu tiên sau khi chào đời bé sẽ ăn và ngủ trong những khoảng thời gian đều đặn suốt cả ngày và đêm. Thời gian đầu bé sẽ có những giấc ngủ tương đối ngắn, điều này khiến các mẹ thấy mệt mỏi nhưng về sau giấc ngủ của bé sẽ dài hơn.

Thông thường một em bé sơ sinh sẽ ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, khi lớn lên thời gian ngủ sẽ giảm dần. Lúc ở 6 tháng tuối, thời gian ngủ của bé giảm xuống còn khoảng 14 tiếng một ngày và thời gian thức lâu hơn.

Mặc dù các em bé sơ sinh có thể ngủ bất cứ khi nào dù là ngày hay đêm nhưng thời gian 6 tháng tuổi bé có thể tự thức nếu như có điều gì đó làm bé vui hoặc kích thích bé.

2. Điều gì xảy ra trong khi bé ngủ?

Trong khi ngủ, bé không chỉ thư giãn mà còn thực hiện rất nhiều điều khác nữa. Cơ thể bé tích trữ năng lượng thu nhận từ sữa và chuyển hóa chúng thành năng lượng cần cho sự phát triển và sưởi ấm cơ thể. Các tế bào trong cơ thể và não nhân đôi với một tốc độ rất nhanh chóng và bé cũng sản xuất bạch cầu là một chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch. Đây cũng là thời điểm để bé tăng trưởng nhanh nhất vì giấc ngủ giúp kích thích hooc môn tăng trưởng phát triển. Bộ não của bé vẫn hoạt động trong khi bé ngủ.

Xem thêm:  Sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh

 3. Hình thành cách ngủ.

Giai đoạn từ 4-5 tuần tuổi, dưới sự hướng dẫn của mẹ bé sẽ đầu ngủ nhiều về đêm hơn là ngày và điều này càng rõ hơn trong những tháng sau đó. Lúc đầu, do bé chưa phân biệt được ngày và đêm nên mẹ phải giúp bé phân biệt được điều này.

Bạn có thể giúp bé hình thành kiểu ngủ ngày đêm bằng cách để bé ngủ vào ban ngày trong phòng không quá tối để bé sẽ nghe được những âm thanh ngày thường như tiếng điện thoại, tiếng nói chuyện, tiếng tivi… Ban đêm bạn nên để bé ngủ trong phòng tối và yên tĩnh.

Khi bé được 2 tháng tuổi, bạn có thể lập thói quen đi ngủ cho bé. Để bé ngủ giấc ngắn vào ban ngày, ngủ vào cùng 1 thời điểm trong mỗi ngày và đặt bé lên giường vào khoảng cùng một thời điểm mỗi đêm. Điều này sẽ dạy cho bé biết rằng cuộc sống có nhịp điệu, tạo cho bé cảm giác an tâm và tin tưởng vào bản thân và môi trường xung quanh.

Khoảng 6 tháng tuổi bé có thể ngủ khoảng 10 tiếng liên tục vào ban đêm và giấc ngủ ngắn không liên tục vào ban ngày.

4. Tạo lập thói quen đi ngủ

Khi bé có ý thức hơn về những điều xảy ra xung quanh và trí nhớ đã phát triển, bé sẽ biết tiên đoán những sự kiện và làm quen với những việc xảy ra trong ngày. Vào giai đoạn này bé thích nghi tốt với những nề nếp hằng ngày và bắt đầu thích thú với những trình tự chuẩn bị cho giấc ngủ mỗi đêm. Mỗi tối nên cố gắng thực hiện theo cùng một trình tự vào cùng một thời điểm chẳng hạn như bắt đầu bằng việc tắm cho bé sau đó ôm ấp vỗ về và chơi đùa cùng bé, cho bé bú và đặt vào nôi, khi bé trong trạng thái buồn ngủ nhưng còn thức bạn có thể hát ru cho bé.

Xem thêm:  Chăm sóc sau sinh - Gói phục hồi cơ bản

Đưa bé vào giấc ngủ trong khi bé còn thức cho thấy bé sẽ ngủ mà không phụ thuộc vào việc bú mẹ hay bú bình. Điều này cũng có nghĩa là nếu bé chợt thức giấc bé sẽ biết mình đang ở đâu và an tâm ngủ lại mà không làm phiền bạn trừ khi bé đói hoặc có điều gì đó làm bé khó chịu.

 5. Ngủ cùng bé

Những tháng đầu ở gần bé là điều quan trọng, không đơn thuần do bạn phải cho bé ăn thường xuyên vào ban đêm. Bạn có thể nhận ra rằng bạn muốn ngủ cùng với bé, nhất là khi bé bú sữa mẹ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ngủ cùng mẹ sẽ có lợi cho bé hơn, nó giúp điều hòa nhịp thở và thân nhiệt bé cũng như cho sự phát triển cảm xúc của bé. Cảm giác khi được ở bên cạnh bé thật là tuyệt diệu, nó cũng giúp bạn bớt lo lắng về sức khỏe và sự bình an của bé hơn.

Bạn có muốn ngủ chung với bé hay không là do bạn. Ở các nền văn hóa khác nhau bố mẹ làm điều này theo trực giác, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải làm giống như vậy. Điều quan trọng là cả bạn và bé đều phải có giấc ngủ thoải mái. Nếu bạn cố gắng ngủ chung với bé và nhận thấy rằng bạn và chồng dường như không được thoải mái thì đặt bé vào nôi có lẽ là cách lựa chọn tốt nhất.

      * Những lưu tâm khi ngủ cùng bé:

Nếu bạn ngủ chung giường với bé, có vài điều bạn cần ghi nhớ để chắc rằng bé được an toàn và thoải mái. Điều đầu tiên bạn phải đảm bảo rằng có đủ khoảng trống trên giường dành cho bé. Nếu dường quá chật, bé có thể bị nóng hoặc bạn có thể chèn ép hoặc lăn đè vào bé. Không bao giờ được cho bé nằm gối cao hoặc bọc bé quá chặt bằng khăn. Điều quan trọng là bạn và chồng phải luôn thức tỉnh và chú ý đến những nhu cầu của bé. Vì thế nên tránh nằm chung với bé nếu bạn quá mệt mỏi phải uống thuốc ngủ hoặc mới uống rượu.

6. Tại sao bé thức giấc

Xem thêm:  Vì sao nên chườm khăn ấm khi trẻ bị sốt?

Trong sáu tháng đầu tiên, giấc ngủ của bé chưa được ổn định lắm. Ví dụ như bé có thể ngủ liền một mạch 5 giờ liền trong vòng vài tuần đầu rồi đột nhiên dừng lại, cứ thức giấc mỗi 2 giờ trong một đêm. Giấc ngủ trong 6 tháng đầu tiên có liên quan chặt chẽ với nhu cầu tiếp thu năng lượng của bé, ví dụ như trong giai đoạn lớn nhanh bé sẽ cần bú nhiều sữa hơn. Giấc ngủ thất thường có thể là điều bình thường với các bé ở độ tuổi này. Thiết lập một kiểu ngũ linh động sẽ giúp bạn và bé vượt qua được thời điểm khó khăn này nhẹ nhàng hơn. Nhiều bé không ngủ đều đặn suốt đêm cho đến khi được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Đối phó với việc bé thức giấc về đêm là một việc khó khăn, nhưng bé thức giấc do nhiều lý do. Trong những ngày đầu tiên dạ dày của bé còn nhỏ nên chỉ chứa được rất ít sữa vì vậy bé sẽ mau đói và không ngủ suốt đêm được. Nhiều yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé – những điều khó chịu có thể làm bé thức giấc như đau bụng, tã ướt hay do đau mọc răng. Nghẹt mũi cũng có thể gây khó chịu vì khi 2 đến 3 tháng tuổi bé chỉ biết thở bằng miệng. Đạt được một bước tiến mới trong quá trình phát triển cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ví dụ người ta nghĩ rằng kích thích tâm thần do học ngồi hay bò vào khoảng 5 đến 6 tháng tuổi có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mặc dù có những giả thuyết khác cho rằng điều này làm bé ngủ lâu hơn.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU