Trái dứa (trái thơm) là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam và có rất nhiều lợi ích với cơ thể con người. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn dứa khi mang thai vì có thể gây sảy thai. Trong thời gian bầu bí, bạn cần lưu ý rất nhiều điều khi ăn dứa nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Tại sao ăn dứa khi mang thai lại gây sảy thai
Theo phân tích, dứa chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần thường không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Chúng có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Tuy nhiên theo dữ liệu phân tích loại enzyme này tồn tại trong lõi và chúng ta thường bỏ chỉ ăn phần thịt. Do vậy lượng enzyme đi vào cơ thể khi ăn dứa khá thấp để gây sảy thai.
2. Thành phần dinh dưỡng của trái dứa
Quả dứa (trái thơm) có tên khoa học là Ananas comosus. Là loại trái cây thường được dùng làm món tráng miệng, nước ép giải nhiệt mùa hè. Loại quả này rất được yêu thích ở Việt Nam nhờ hương vị thơm ngon, giàu giá trị dưỡng.
Vậy trong quả dứa có những thành phần dinh dưỡng nào? Dứa rất giàu vitamin C, mangan, đồng và folate. Trong dứa cung cấp cả hợp chất thực vật bromelain. Hợp chất này giúp tăng hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, tốt cho sức khỏe…
Thành phần dinh dưỡng trong dứa gồm có: 86% là nước, 13% là carb và gần như không có protein hay chất béo.
3. Lợi ích khi ăn dứa
– Hỗ trợ miễn dịch:
Dứa chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.
– Bổ sung Collagen:
Một khẩu phần dứa chứa khoảng 79mg vitamin C, giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Một khẩu phần dứa gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày, khoảng 80−85 mg/ngày trong suốt thai kỳ. Mangan có trong dứa cũng là một khoáng chất cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.
– Bổ sung thêm Vitamin nhóm B:
Vitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu. Vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.
– Bổ sung sắt và Acid folic:
Một khẩu phần dứa tươi có thể cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
– Cung cấp chất xơ:
Dứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón khi mang thai, một vấn đề hay gặp phải trong giai đoạn đầu trong giai đoạn mang thai.
– Giúp phục hồi quá trình tiêu hóa:
Lượng bromelain có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.
– Điều trị giãn tĩnh mạch:
Hầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.
– Cải thiện tâm trạng:
Mùi thơm và hương vị của dứa giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng này giúp kích thích vị giác, làm mẹ cảm thấy ngon miệng, từ đó thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực khác.
– Điều hòa huyết áp:
Bạn có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Bromelain trong dứa giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do vậy, mẹ bầu ăn dứa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
4. Những nguy cơ khi ăn dứa trong khi mang thai
Tuy các nghiên cứu đã loại dần quan điểm ăn dứa gây sảy thai sớm nhưng đôi khi nó có thể xuất hiện một chút khó chịu cho cơ thể phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày nên chú ý cẩn trọng khi ăn dứa. Dứa chứa một lượng acid gây nên hiện tượng ợ chua và trào ngược dạ dày. Do vậy bạn không nên ăn quá nhiều dứa nếu dạ dày đang gặp phải vấn đề.
Một số khác ít ăn dứa hoặc xuất hiện dị ứng khi ăn dứa cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn kiểm tra. Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bạn dị ứng với dứa:
- Ngứa ngay hay sưng đau trong khoang miệng
- Kích ứng trên da
- Xuất hiện hen suyễn
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Thời gian bạn cảm nhận được những biểu hiện này thường chỉ sau vài phút ăn dứa. Đôi khi do bạn dị ứng với phấn hoa hay nhựa mủ cũng khiến dị ứng khi ăn dứa. Bạn cần chú ý mọi phản ứng cơ thể để sơ cứu kịp thời.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho việc ” Có nên ăn dứa khi mang thai không?”. Hãy quên đi lời đồn về sảy thai sớm do ăn dứa khi mang bầu. Bạn có thể thưởng thức các món ăn từ dứa như dứa tươi, dứa đóng hộp hay ép lấy nước. Thành phần dinh dưỡng trong dứa sẽ cung cấp đủ cho cả bạn và thai nhi để có thai kỳ khỏe mạnh.
Mặc dù vậy nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên ăn dứa khi mang thai không, có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Bạn cũng có thể sử dụng các loại trái cây khác để tránh bị áp lực tinh thần về những rủi ro khi ăn dứa.