Sinh thường hay sinh mổ là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ trẻ ngày nay đang phân vân lựa chọn. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thông thường các bác sỹ đều khuyến khích các mẹ nên theo dõi đẻ thường, trong trường hợp bất thường mới chỉ định cho mẹ đẻ mổ. Tuy nhiên không phải vì thế mà đẻ mổ sẽ không tốt. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 phương pháp này nhé!
1. Ưu điểm của sinh thường
Theo thống kê thì sinh thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh mổ. Đây cũng là phương pháp sinh truyền thống từ xưa của con người.
– Đối với mẹ:
Người mẹ chọn phương pháp sinh thường sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có thể thoải mái đi lại và trong thời gian này mẹ cũng sẽ có cơ hội cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời.
Khi sinh thường, người mẹ cũng sẽ không phải lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Những mẹ sinh mổ là nguồn sữa sẽ về rất sớm. Quá trình sinh thường diễn ra tự nhiên khiến cơ thể sẽ nhận biết được những tín hiệu bé chào đời và từ đó nguồn sữa cũng có nhiệm vụ tiết ra để phục vụ em bé.
Sau sinh thường, người mẹ cũng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sức lực để chăm con. Người mẹ cũng ăn uống thoải mái và vận động dễ dàng hơn.
Nguy cơ nhiễm trùng ít hơn
Mẹ có thể mang thai lần tiếp theo sớm hơn
– Đối với con:
Trong quá trình sinh thường, endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) được tiết ra từ chính cơ thể của thai phụ sẽ tác động tích cực tới khả năng thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ thường cũng ít có nguy cơ bị ngạt thở hơn so với trẻ đẻ mổ. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của bé sau khi sinh ra.
Sau sinh, trẻ sẽ được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ và được ăn sữa non ngay khi chào đời.
Hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.
2. Ưu điểm của sinh mổ
– Đối với mẹ:
Trong trường hợp mổ lấy thai chủ động trước khi chuyển dạ, thai phụ không trải qua giai đoạn chuyển dạ nên không chịu cơn đau chuyển dạ, giúp thai phụ không bọ mất sức và luôn tỉnh táo trong quá trình sinh
Trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu, hoặc đã vào chuyển dạ nhưng không thành công, mổ sinh là cách cứu cánh để cuộc sinh an toàn cho mẹ và thai.
Lợi ích dễ nhận thấy của phương pháp này nữa là ca sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chị em chỉ cần chọn ngày đến bệnh viện, làm thủ tục sinh nở, lên bàn sinh và 30 phút sau là đã được gặp mặt con chứ không như đẻ thường, các mẹ sẽ không biết trước được khi nào con chào đời, có những mẹ còn phải chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày.
– Đối với con:
Nguy cơ bé suy hô hấp sau sinh do chậm hấp thu dịch phổi ở bất kỳ tuổi thai nào, tỷ lệ cao hơn ở những bé mổ sinh trước 39 tuần. Lý do là bé được lấy ra trực tiếp từ buồng ối, không trải qua quá trình ép nước ối trong phổi bé như sinh ngả âm đạo khi bé qua ống sinh của mẹ.
Bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương. Đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn và quá tuần dự sinh.
Dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra; đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm.
3. Nhược điểm của sinh thường
– Đối với mẹ:
Tổn thương rách âm đạo tầng sinh môn gây đau ở đáy chậu, âm đạo sau sinh;
Có thể bị són tiểu khi ho, rặn;
Có thể làm nặng hơn tình trạng trĩ;
Ảnh hưởng tâm lý sau sinh.
– Đối với con:
Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hơn vì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.
Trẻ bị chấn thương trong những trường hợp mẹ sinh khó: con to kẹt vai, sanh giúp bằng dụng cụ…
4. Nhược điểm của sinh mổ
– Đối với mẹ:
Trong quá trình đẻ mổ, sản phụ sẽ phải dùng đến thuốc gây mê nhưng bản thân thuốc gây mê lại rất có hại, gây ra nhiều tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Ngoài ra đẻ mổ sẽ làm cho tử cung bị thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường của tử cung. Người mẹ đẻ mổ chắc chắn sẽ mất nhiều máu hơn đẻ thường, sẽ khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
Đẻ mổ cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
Mổ đẻ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến sữa. Do phẫu thuật mổ đẻ sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu và lâu phục hồi sau sinh, không được ăn uống thoải mái (trong tuần đầu sau sinh) nên sự điều tiết để phân chất các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là vết thương tử cung sẽ dễ gây hiện tượng vỡ tử cung, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau.
Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.
– Đối với bé:
Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi.
Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
Không chỉ có thế, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Các mẹ nên sinh thường để tốt cho cả mẹ và bé. Không gì tốt bằng việc sinh nở tự nhiên. Những trường hợp không thể sinh con tự nhiên thì mới phải chọn sinh mổ nhé các mẹ bầu.
5. Nên lựa chọn sinh thường hay sinh mổ
Nếu sức khỏe của mẹ ổn định và thai nhi bình thường không có vấn đề gì đáng lo ngại thì sinh thường sẽ là phương pháp được lựa chọn để mang lại nhiều lợi cho bé và mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì biện pháp sinh mổ vẫn thật sự cần thiết.
Việc xác định sinh thường hay mổ tốt hơn thì cần phải thăm khám trước sinh kỹ, đánh giá các nguy cơ và bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh phù hợp với từng trường hợp. Nếu có các vấn đề từ mẹ hay bé các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế những tai biến Sản Khoa. Còn nếu sức khỏe mẹ và thai nhi hoàn toàn bình thường cho phép sinh thường thì mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân và mang lại lợi ích cho cả hai mẹ con.