Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

TĂNG CÂN TRONG THAI KỲ

Tăng cân hợp lý khi mang thai giúp đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng cân nặng của người mẹ trước khi mang thai. Tăng cân còn là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.

1. Mức tăng cân hợp lý khi mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do tình trạng thai nghén, nhiều bà bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng đến 2 kg.

Trong khi đó, với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Đối với phụ nữ có mức cân nặng bình thường trước khi có thai: Sự tăng cân khi mang thai hợp lý nên duy trì 0,4 kg/tuần.
  • Đối với phụ nữ có cân nặng thấp hơn: Mức độ tăng cân cần duy trì 0,5 kg/tuần.
  • Đối với phụ nữ đã thừa cân trước đó: Mức tăng cân nên hạn chế, còn khoảng 0,3 kg/tuần.

Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng trong khoảng từ 1 – 2 kg, tam cá nguyệt thứ hai tăng 4 – 5kg, tam cá nguyệt cuối tăng 5 – 6 kg.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của từng bà bầu khác nhau, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người mẹ nào có mức tăng cân giống nhau hoàn toàn. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho thai phụ là:

  • Khoảng 11,3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
  • Khoảng 12,7 – 18,3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.
  • Khoảng 7 – 11,3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai
  • Khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.
Xem thêm:  Hướng dẫn cách tắm và giao tiếp với trẻ trong lúc tắm.

2. Làm thế nào để tăng cân đủ trong thai kỳ?

Để tăng cân đúng chuẩn trong thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng khoa học, hoạt động thể thao cũng như giữ tâm lý thoải mái:

– Chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn…); nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…); nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc…); vitamin chất khoáng và chất xơ (rau xanh, quả chín). Không dùng thực phẩm ăn kiêng gây kích thích ruột dẫn tới tiêu chảy, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé.

– Hoạt động thể chất: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần vận động vừa phải, làm việc nhẹ nhàng, có thể đi bộ hoặc tập yoga khoảng 20-30 phút mỗi ngày.  Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý xin tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục, xem có phù hợp với sức khỏe hiện tại của bản thân và thai nhi không.

– Tránh căng thẳng, stress: Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái trong suốt thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Mẹ có thể trò chuyện với người thân, gặp gỡ bạn bè để tâm sự, tận hưởng các sở thích của bản thân như nghe nhạc, đọc sách…

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày.

Xem thêm:  Có nên cho bé ngậm ti giả?

– Uống đủ nước: Nước đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển quan trọng cho sự sống của thai nhi, hỗ trợ hoạt động bài tiết, cải thiện làn da cũng như ngăn ngừa triệu chứng phù nề ở bà bầu. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần uống từ 10–12 ly/ngày.

Lưu ý: Đối với những mẹ bầu ở giai đoạn nửa cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3 mà vẫn không tăng cân thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân, phương pháp điều trị kịp thời. Dựa vào chỉ số của thai nhi, bác sĩ sẽ đánh giá thai nhi có bị ảnh hưởng không. Còn những bà bầu không tăng cân, tăng cân ít nhưng em bé vẫn phát triển tốt thì không cần quá lo lắng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý.

3. Lưu ý khi theo dõi cân nặng của mẹ bầu?

Việc kiểm soát tốt tăng cân khi mang thai rất có lợi cho mẹ, tăng không quá nhiều mẹ sẽ dễ giảm cân và lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Để duy trì mức tăng cân hợp lý, mẹ có thể áp dụng những lời khuyên sau:

– Chỉ cân vào một giờ cố định trong ngày: Nếu mẹ cân vào buổi tối, thì nên duy trì các lần cân sau đúng vào giờ đã định để dễ so sánh mốc kết quả.

– Dùng một chiếc cân duy nhất: Mỗi chiếc cân có mức sai số nhất định. Chính vì vậy mẹ nên cân trên cùng một chiếc cân thì kết quả mới đáng tin cậy.

Xem thêm:  Dị ứng nổi mề đay sau sinh

– Không mang dép, túi xách, điện thoại…  khi cân để có được cân nặng chính xác.

Khi mang bầu, cơ thể mẹ luôn ưu tiên cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, nên dù mẹ tăng cân không nhiều, bé vẫn được đảm bảo những dưỡng chất quan trọng để phát triển. Mẹ nên dựa vào các chỉ số siêu âm thai và các kết luận từ bác sĩ để nắm được sự phát triển của thai nhi và không nên lo lắng thái quá.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU