Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nền tảng quan trọng giúp trẻ cải thiện trí tuệ và khả năng giao tiếp trong tương lai. Tuy nhiên, với trẻ em chậm nói, việc phát triển ngôn ngữ nên nhớ tới sự trợ giúp của các chuyên gia, không nên tự ý thực hiện tại nhà. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay.

Khuyến khích trẻ bi bô

Bố mẹ nên:

  • Có phản hồi khi nghe những âm thanh (dù vô nghĩa) mà trẻ tạo ra.
  • Trò chuyện nhiều với trẻ, đợi đến khi trẻ ê a xong thì mới đáp lại trẻ.
  • Nói chuyện với trẻ như với một người bạn thân.
  • Kể cho trẻ nghe về những gì xảy ra trong ngày, cho trẻ xem tranh ảnh trong sách, báo và đặt câu hỏi cho trẻ.

Hát cho trẻ nghe

Bố mẹ nên hát cho trẻ nghe thật nhiều, kể cả những bài hát mà bố mẹ thích chứ không nhất thiết là những bài hát trẻ con. Tất nhiên, nếu bố mẹ hát những bài có giai điệu vui tươi, kèm theo các động tác nữa thì càng tốt. Nhiều trẻ sẽ còn nhún nhảy khi bố mẹ hát nữa đấy!

Cho trẻ xem tranh ảnh nhiều màu sắc

Bố mẹ nên chỉ tranh ảnh trong sách báo và mô tả chúng. Ví dụ: “Đây là con chim màu xanh” hoặc “Đây là con bò”. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đặt những câu hỏi đơn giản mà trẻ có thể trả lời được, như: “Con vịt màu vàng ở đâu nhỉ?”.

Xem thêm:  Những loại Vitamin tốt cho mẹ sau sinh đang cho con bú

Đưa trẻ đi mua sắm

Khi đi mua đồ, bố mẹ nên mô tả cho trẻ nghe những thứ mà mình đang mua. Ví dụ: “Đây là quả táo màu đỏ, ăn trưa xong mình sẽ ăn nó nhé!”. Những câu nói như vậy sẽ giúp trẻ hiểu được mối liên kết giữa từ ngữ và đồ vật.

Kể tên các bộ phận trên cơ thể

Khi thay tã, tắm cho trẻ hoặc đơn giản là khi đang ôm trẻ, bố mẹ nên kể tên các bộ phận trên cơ thể của trẻ. Sau đó, hãy bảo trẻ chỉ tay vào những bộ phận mà bố mẹ vừa kể tên, ví dụ: “Bụng của con đâu?”.

Gọi tên người và đồ vật 

Bố mẹ nên nói cho trẻ biết cách gọi tên của mọi điều mà trẻ thường gặp mỗi ngày. Đó là những con người (ông, bà, cô Mai…), những loài vật (chó, mèo, gà…) và những đồ vật quen thuộc (ghế, sách, xe đạp…). Qua đó, vốn từ vựng của trẻ sẽ được mở rộng liên tục, và đó chính là phần rất quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn này.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU