Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Chọn và đọc sách cho trẻ 0-2 tuổi là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Khi trẻ được tiếp xúc với sách vở từ sớm thì về sau, kỹ năng giao tiếp và khả năng học tập sẽ tốt hơn. Do vậy, bố mẹ nên thường xuyên đọc sách cùng trẻ ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Để việc đọc sách được hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo các cách đọc phù hợp với độ tuổi của trẻ nhé!

Trẻ 0-6 tháng tuổi

Khi mới sinh, trẻ vẫn chưa thể giữ thẳng đầu hay nhìn rõ ràng, nên không thể tập trung vào trang sách. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cũng chưa nhận ra được màu sắc. Do đó, bố mẹ nên chọn những cuốn sách có hình ảnh với tính tương phản cao (có các màu cơ bản, đậm, có hình vẽ đen trắng), các dạng hình học đơn giản và có hình ảnh trẻ sơ sinh.

Với trẻ 0-6 tháng, bố mẹ không cần quan tâm lựa chọn nội dung đọc cho trẻ. Trẻ sẽ chỉ chú ý lắng nghe giọng của bố mẹ, và từ đó, khả năng nhận thức và tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ hơn.

Trẻ 6-12 tháng tuổi 

Trẻ 6-12 tháng tuổi đã biết tập trung nhìn vào trang sách trước mặt mình. Do vậy, bố mẹ nên chọn những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, chỉ có một hình ảnh trên mỗi trang (đặc biệt là những đồ vật quen thuộc như ô tô, hoa quả) và có rất ít chữ.

Xem thêm:  Hiện tượng nghén trong thai kỳ

Ở tuổi này, trẻ cũng sẽ chú ý hơn tới các đặc điểm vật lý của sách. Vì vậy, bố mẹ nên chọn những cuốn sách lật-mở, hoặc sách bằng nhiều chất liệu để trẻ sờ và cảm nhận. Việc để cho trẻ tự lật trang cũng sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và trẻ được tham gia vào quá trình đọc sách. Bố mẹ cũng nên chọn những cuốn sách cứng cáp, vì trẻ có thể sẽ gặm, kéo, thậm chí ném sách.

Bố mẹ nên tăng tương tác với trẻ trong mỗi lần đọc bằng cách kết nối câu từ trong sách với những hình ảnh, đồ vật ngoài đời thật. Ví dụ, bố mẹ chỉ vào tranh trong sách và nói: “Mũi của em bé đây rồi. Mũi của con đâu nhỉ? À đây rồi!”. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên vừa đọc sách vừa hát, vỗ tay, ôm ấp trẻ nữa nhé!

Trẻ 12-18 tháng tuổi

Đây là lúc trẻ đã có thể thực sự thích đọc sách và học hỏi nhiều hơn về chính mình, về thế giới xung quanh và những khái niệm như lên-xuống, to-nhỏ, trên-dưới… Do đó, đọc sách là một cách hữu ích để giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và tương tác. Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi: “Quả bóng đâu?”. Khi trẻ chỉ tay vào hình quả bóng trong sách, bố mẹ đáp lại: “Đúng rồi, đó là một quả bóng màu đỏ”.

Xem thêm:  Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Trẻ sẽ bắt đầu thích những cuốn sách nhất định và có thể muốn bố mẹ đọc đi đọc lại nhiều lần. Những cuốn sách ưa thích với câu chuyện quen thuộc sẽ giúp trẻ cảm thấy yên tâm và dễ chịu. Vậy nên nhiều trẻ sẽ không vui nếu bố mẹ bỏ qua hoặc thay đổi một vài chi tiết trong những câu chuyện mà mình thích.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tích cực đưa trẻ ra ngoài để vừa trau dồi kỹ năng ngôn ngữ, vừa khám phá thế giới. Ví dụ, trẻ sẽ rất vui nếu được đến thư viện, hiệu sách… Bố mẹ cũng nên chỉ cho trẻ thấy các chữ trên đồ vật, hộp thức ăn…, đem theo sách để có thể ngồi đọc ở công viên hay khi phải chờ đợi… Hãy cho trẻ thấy rằng, chúng ta có thể đọc ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào nhé!

Trẻ 18-24 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có thể tự cầm sách đi khắp nhà và giả vờ đọc cho chính mình hoặc cho cả đồ chơi nghe. Trẻ cũng có thể biết tự chọn sách và bàn luận về câu chuyện. Vì vậy, bố mẹ hãy tương tác với trẻ nhiều hơn khi kể chuyện, ví dụ như đặt câu hỏi, gật đầu khi đồng ý với quan điểm của con…

Tuy nhiên, trẻ 18-24 tháng tuổi cũng dễ sao nhãng, khó ngồi yên một chỗ. Do vậy, bố mẹ nên chọn những cuốn sách có câu ngắn và có thể đọc nhanh. Bố mẹ có thể đọc 1-2 trang rồi để trẻ chơi đùa một lúc, rồi mới tiếp tục đọc.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách tắm và giao tiếp với trẻ trong lúc tắm.

Đọc sách vừa giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, vừa là cơ hội để bố mẹ và trẻ gần gũi nhau hơn. Vậy nên, bố mẹ hãy cố gắng coi việc đọc sách cùng trẻ là thói quen hằng ngày của gia đình mình nhé!

BÀI VIẾT XEM NHIỀU