Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa, bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bên cạnh việc điều trị, vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hồi phục của trẻ.

1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở trẻ nhỏ. Nhiều số liệu thống kê cho biết, có đến khoảng 17 – 18% trẻ lên 3 tuổi bị viêm tai giữa, tỷ lệ này với trẻ trong độ tuổi 3 – 5 tuổi là khoảng 9%.

Viêm tai giữa ở trẻ có thể là tình trạng viêm tai giữa cấp hay mạn tính. Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng tại tai giữa, bệnh thường xuất hiện sau viêm nhiễm hô hấp trên, rất hay gặp ở trẻ 6 – 18 tháng tuổi.

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng. Viêm tai giữa mạn tính có thể là dạng viêm mủ hoặc tiết nhầy mủ.

2. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữaVệ sinh viêm tai giữa đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Dưới đây là một số phương pháp cách vệ sinh viêm tai giữa mà phụ huynh cần nắm:

2.1. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa

Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần áp dụng các cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa như sau: sử dụng khăn mềm lau xung quanh vành tai của trẻ, xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng vào ống tai ngoài, không được cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ. Có thể nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào gạc hoặc tăm bông rồi nhẹ nhàng lau ở ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra. Giữ tai của trẻ luôn khô sạch, tránh để nước vào tai khiến vi khuẩn từ ngoài sâu bên trong và gây viêm tai nặng hơn.

Xem thêm:  Sự thật về ăn dặm sớm giúp trẻ ngủ ngon hơn?

2.2. Vệ sinh mũi họng cho trẻ thật sạch sẽ

Cho trẻ súc họng, nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý vì giữa mũi – họng và tai có ống thông với nhau, vi khuẩn ở vùng mũi họng có thể lây lan sang vùng tai. Khi dùng dụng cụ hút mũi để vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ, phụ huynh nên nhẹ nhàng, không lạm dụng nhiều, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh dụng cụ và tay thực hiện sau mỗi lần hút mũi cho trẻ.

2.3. Xì mũi đúng cách

Không bịt cả 2 lỗ mũi của trẻ khi xì mũi: Thói quen khi xì mũi chúng ta thường bịt cả 2 lỗ mũi rồi xì mạnh cho dịch mũi chảy ra. Tuy nhiên mũi và tai thông thương với nhau qua vòi nhĩ. Với áp lực tạo ra sẽ đẩy nước mũi cùng tác nhân gây bệnh vào tai gây viêm tai giữa cho trẻ. Xì mũi đúng cách là bịt 1 lỗ mũi và xì nhẹ qua lỗ còn lại, chỉ xì mũi khi 2 hốc mũi thực sự thông thoáng. Có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào để làm loãng dịch mũi, giúp trẻ dễ xì mũi hơn.

3. Cần tránh những gì lúc vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa cho trẻ?

  • Khi trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh nên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ, không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai. Chỉ vệ sinh phía ngoài vành tai khi thấy có mủ và dịch ướt chảy ra, bằng cách dùng gạc sạch hoặc tăm bông lau phía ngoài, nếu vệ sinh quá sâu sẽ có nguy cơ đưa vi khuẩn từ ngoài vào.
  • Chỉ sử dụng thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên cố gắng ngoáy rửa tai. Đối với trẻ bị viêm tai giữa, không tự rửa tai cho trẻ tại nhà bằng bất cứ dung dịch gì do nguy cơ đưa vi trùng từ ngoài vào. Phụ huynh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám theo đúng chỉ định.
  • Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ viêm tai giữa chỉ cần vệ sinh tai, không cần chú trọng đến việc vệ sinh mũi họng. Điều này không hoàn toàn đúng, vì giữa mũi – họng và tai có ống thông với nhau, vi khuẩn vùng mũi họng có thể lây lan sang vùng tai một cách dễ dàng.
  • Nhiều cha mẹ cho rằng khi có thể nhỏ oxy già để vệ sinh tai và điều này hoàn toàn an toàn với trẻ. Tuy nhiên việc tự ý dùng oxy già để nhỏ tai cho trẻ có thể gây những tai biến đáng tiếc. Oxy già có thể làm bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương và gây chít hẹp ống tai. Ngoài oxy già, các loại nước nhỏ tai theo kinh nghiệm dân gian tự chế khác cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh lý viêm tai giữa.
  • Có trường hợp bố mẹ nghiền thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ, điều này rất nguy hiểm do tá dược trong thuốc sẽ gây bít tắc sự dẫn lưu dịch, khiến cho dịch viêm không thể chảy được ra ngoài, làm tình trạng bệnh nặng thêm, dẫn đến viêm tai xương chũm, thậm chí là viêm não, màng não ở trẻ.
Xem thêm:  Nên hay không nên kiêng tắm sau sinh?

BÀI VIẾT XEM NHIỀU