Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Những người mới làm cha mẹ thường băn khoăn liệu việc cho trẻ ăn dặm sớm có giúp con họ ngủ lâu hơn hay không.

Có một niềm tin phổ biến rằng thức ăn dặm hoặc thức ăn bổ sung như sữa công thức có thể giúp ‘no’ cho trẻ sơ sinh và điều này có thể làm tăng thời gian ngủ của trẻ trong mỗi giấc ngủ. Hãy cùng MEBESHOP tìm câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất về việc cho con ăn dặm và liệu ăn dặm có ảnh hưởng đến giấc ngủ của con không nhé.

Ăn dặm sớm giúp con ngủ ngon hơn? 

Nhiều mẹ nghĩ rằng cho con ăn dặm sẽ là chìa khóa giúp con ngủ đêm tốt hơn. Nhưng sự thật là theo nghiên cứu khoa học thì ăn dặm và ngủ đêm không có mối liên hệ đáng kể nào
Nhiều bậc cha mẹ đầy hy vọng thực sự tin rằng việc bắt đầu ăn dặm sẽ là bước ngoặt cho những đêm khó khăn đó . Tuy nhiên, không chứng minh được mối liên hệ đáng kể giữa việc bắt đầu ăn dặm và trẻ ngủ suốt đêm.
Cho trẻ ăn ngũ cốc sớm, bắt đầu cho trẻ ăn dặm trước khi bé cần hoặc cho trẻ ăn quá no KHÔNG phải là cách để trẻ ngủ xuyên đêm ngon giấc. Trên thực tế, những điều này đã được khoa học chứng minh là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ thức giữa đêm.
Dù biết rằng trẻ phải no bụng mới có thể ngủ ngon giấc nhưng cho trẻ ăn dặm không phải là cách giúp con ngủ xuyên đêm. Giấc ngủ bé không chỉ dựa vào cảm giác no bụng.

Ăn dặm khiến con khó ngủ?

Đối với những trẻ nhỏ có nền tảng giấc ngủ tốt, cho trẻ ăn dặm thường không gây ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của con. Nhưng nếu trẻ đột nhiên thức giữa  đêm sau khi bắt đầu ăn dặm thì sao?
Mẹ hãy trả lời những câu hỏi sau để tìm đáp án cho mình:

Mẹ có cho trẻ ăn dặm để thay thế việc bú sữa không? 

Mẹ cần biết rằng trong năm đầu tiên của cuộc đời trẻ sữa là nguồn cung cấp năng lượng chính. Mẹ không nên để bé ăn dặm thay thế cho ăn sữa. Và nếu mẹ làm vậy, mẹ sẽ khiến bé không ăn đủ lượng calo cần thiết và khiến bé thức dậy vào giữa đêm.
Điều này không có nghĩa là mẹ phải hạn chế cho bé ăn dặm mà thay vào đó mẹ hãy cho con ăn dặm theo các nguyên tắc sau:
  • Tránh áp dụng lịch sinh hoạt ăn ngủ rập khuôn cho con
  • Khi trả lời lại các tín hiệu đói của trẻ bằng cách cho con ăn sữa sau mỗi 2,5 – 3,5 giờ
  • Cho trẻ ăn dặm sau khi ăn sữa 30-90 phút
Hãy cố gắng cho bé bú
Lịch sinh hoạt mẫu cho trẻ 6 tháng tuổi đang bắt đầu ăn dặm có thể như sau: (dành cho bé không theo EASY)
6:30 sáng
Thức dậy
6:40 sáng
Ăn sữa
8:30-10:00 sáng
Ngủ giấc 1
10:00 sáng
Ăn sữa
11:00 trưa
Ăn dặm
12:30-1:30 chiều
Ngủ giấc 2
1:30 chiều
Ăn sữa
4:00-4:30 chiều
Ngủ giấc 3
4:30 chiều
Ăn sữa
7:15 tối
Ăn sữa
7:30 chiều
Giờ ngủ đêm
  • Mẹ không cần phải áp dụng lịch sinh hoạt này một cách rập khuôn cho bé. Hãy cứ cho trẻ ăn lúc trẻ đói và trước khi con ngủ. Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào bất kì thời điểm nào trong ngày, miễn là thời gian đó phù hợp với bé.
  • Với bé theo EASY, mẹ tham khảo lịch ăn dặm – ăn sữa cho bé 6 tháng.
Dưới đây là một thời khóa biểu mẫu cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo:
6:30 sáng
Thức dậy
6:35 sáng
Ăn sữa
7:15 sáng
Ăn dặm
9:15 sáng
Ăn sữa
9:30-11:00 trưa
Ngủ giấc 1
12:30 trưa
Ăn sữa
1:15 chiều
Ăn dặm
2:00-3:30 chiều
Ngủ giấc 2
3:30 chiều
Ăn sữa
05:00 chiều
Ăn dặm
6:45 chiều
Ăn sữa
7:00 tối
Giờ ngủ đêm
  • Mẹ không cần phải áp dụng lịch sinh hoạt này một cách rập khuôn cho bé. Hãy cứ cho trẻ ăn lúc trẻ đói và trước khi con ngủ. Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào bất kì thời điểm nào trong ngày, miễn là thời gian đó phù hợp với bé.
  • Với bé theo EASY, mẹ tham khảo lịch ăn dặm – ăn sữa cho bé 7 tháng.

Trẻ có thấy khó chịu sau khi ăn một loại thức ăn mới không?

Câu hỏi này không có nghĩa là mẹ phải dừng việc cho trẻ ăn dặm, mà thay vào đó mẹ chỉ cần chú ý đến những gì trẻ ăn hơn một chút, và xem xem liệu cơ thể trẻ có bị phản ứng lại với những gì đã ăn không.
Vậy nên, mẹ hãy quan sát trẻ xem trẻ có những hiện tượng sau không:
  • Dị ứng: Mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như ngứa, sưng,… Mẹ cũng nên cho con thử từng loại thức ăn một để xác định chính xác là trẻ đang dị ứng với thứ gì và cũng nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn có hàm lượng chất gây dị ứng cao.
  • Táo bón: Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, đường tiêu hóa của bé cần một chút thời gian để điều chỉnh và đối với một số bé, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ có thể thấy trẻ đi tiểu ít hơn trước và/hoặc phân cứng hơn. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nhưng nếu trẻ bị đau và bụng cứng (có thể là do táo bón), mẹ nên cho bé đi khám.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Một số loại thực phẩm có thể khiến bé đi tiểu thường xuyên hơn. Và nếu bé buồn tiểu giữa đêm hoặc sáng sớm thì sẽ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để giải quyết vấn đề này, mẹ đơn giản chỉ cần theo dõi những gì trẻ đã ăn những gì và ăn vào thời gian nào. Và thử cho bé ăn những thức ăn sớm hơn bình thường.
Lời khuyên từ chuyên gia: Khi trẻ được 6 tháng tuổi, tốt nhất hãy cho bé uống thêm một ít nước khi bé ăn dặm. (Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước và không để trẻ 6 – 12 tháng tuổi uống quá 250ml nước mỗi ngày.

Liệu có nguyên nhân nào khác khiến trẻ bị khó ngủ không

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì đồng thời trẻ cũng đang phát triển không ngừng cả về thể chất lẫn nhận thức: tăng cường khả năng vận động, tò mò về thế giới xung quanh nhiều hơn và nhu cầu về giấc ngủ cũng từ đó bị thay đổi. Mặc dù nhìn quá thì có vẻ như việc cho trẻ ăn dặm gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, nhưng đôi lúc đó chỉ là trùng hợp và ăn dặm không hề gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ.

Nếu ăn dặm không phải là giải pháp, thì làm cách nào để mẹ giúp trẻ ngủ ngon hơn?

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng giúp bé có giấc ngủ ngon:
1. Thời khóa biểu ban ngày phù hợp với lứa tuổi 
Giấc ngủ ban đêm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bé làm vào ban ngày. Mẹ nên giúp trẻ có  thời gian thức năng động với nhiều hoạt động vui vẻ nhưng cũng phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. (Vâng, những giấc ngắn ban ngày sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vào ban đêm.) Một lịch sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của bé sẽ giúp mẹ cho bé ngủ đêm tốt hơn.
2. Thực hành trình tự ngủ đêm nhất quán 
Thực hành trình tự ngủ đêm trong 30 phút trước khi đi ngủ một cách nhất quán sẽ giúp trẻ thư giãn, não bộ bé được báo hiệu là đã đến giờ đi ngủ và sẽ tự chuẩn bị để ngủ đêm. Trình tự ngủ đêm không cần phải phức tạp, nó chỉ đơn giản là những hoạt động giống nhau theo cùng một thứ tự mỗi đêm. Chẳng hạn như thay tã – bú – nghe nhạc – đi ngủ.
3. Môi trường tốt cho việc ngủ đêm 
Mẹ chắc chắn rằng bé đang mặc những bộ quần áo thoải mái , được nằm ngủ trong một môi trường mát mẻ và tối
4. Trẻ có khả năng ngủ tự lập sẽ ngủ xuyên đêm tốt hơn
Việc trẻ có khả năng ngủ tự lập và nền tảng cho việc trẻ ngủ xuyên đêm. Tại sao? Bởi vì không ai thực sự ngủ xuyên đêm. Tất cả chúng ta đều thức giấc nhiều lần trong đêm (mà thường không hề biết mình đang thức).
Chìa khóa để trẻ có thể ngủ xuyên đêm là khả năng tự ngủ lại sau mỗi lần thức giấc.Và để làm được điều này, đầu tiên trẻ phải học được cách ngủ tự lập
5. Trẻ được ăn đủ vào ban ngày
Mẹ phải biết rằng trẻ đói sẽ ngủ không ngon và trẻ buồn ngủ sẽ ăn không ngon! Vì ăn và ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên mỗi khi trẻ phát ra tín hiệu đói, mẹ hãy phản ứng lại ngay.. Điều đó nghĩa là gì? Nếu bé đói – hãy cho bé ăn! Trong năm đầu tiên của cuộc đời, nguồn năng lượng chính của trẻ là sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức đều được, nhưng sữa mẹ là tốt nhất), vì vậy mẹ nên cho bé ăn đầy đủ sau mỗi 2,5 – 3,5 tiếng mỗi ngày.
6. Cai bú đêm cho trẻ
Thông thường, nhiều mẹ cảm thấy kiệt sức sau một ngày dài, muốn tìm kiếm một giải pháp nhanh – gọn – lẹ để giúp trẻ ngủ lại vào ban đêm, và họ chọn việc cho trẻ bú sữa. Tuy nhiên, việc bú đêm nhiều khiến ban ngày trẻ không còn đói nữa và mẹ lại càng phải cho con bú đêm nhiều hơn để giúp con ăn đủ lượng cần thiết. Cứ như vậy thành một chu kỳ lặp lại khiến trẻ ăn vặt cả ngày và thức suốt đêm vì đói. Giải pháp cho vấn đề này là mẹ phải cai dần cữ bú đêm, và giúp con chuyển nhu cầu ăn uống sang ban ngày.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU