Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về sức khỏe như mắc phải căn bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa. Vậy nguyên nhân là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày là gì?

Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ rất dễ bị nôn. Tuy nhiên, nếu tần suất nôn diễn ra nhiều lần trong ngày, đó có thể là báo động vấn đề bệnh lý. Một số căn bệnh có thể khiến bé bị nôn nhiều trong ngày, sốt nhẹ và không đi ngoài là:

1.1. Do trẻ bị viêm dạ dày ruột

Rất khó để phân biệt bệnh viêm dạ dày ruột do vi khuẩn hoặc virus gây ra với ngộ độc thức ăn vì dấu hiệu của hai nguyên nhân này khá tương đồng với nhau. Cụ thể là bé sẽ nôn trớ liên tục, cứ 5 – 30 phút con nôn 1 lần và hiện tượng này có thể kéo dài từ 1 – 12 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể phân biệt được thông qua một số triệu chứng như sau:

– Với những bé nôn trớ liên tục do nhiễm virus, bệnh viêm dạ dày ruột sẽ khởi phát đột ngột. Trong trường hợp này, trẻ sẽ sốt và nôn trớ liên tục đi kèm với hiện tượng đau bụng. Tình trạng nôn trớ có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ. Ngoài ra, hiện tượng tiêu chảy thường xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai nhiễm bệnh. Do đó, nếu bé nôn trớ nhiều nhưng không sốt có thể loại trừ khả năng bị viêm dạ dày ruột do virus, vi khuẩn gây ra.

– Nếu con nôn nhiều nhưng không sốt, có thể nghi ngờ trẻ bị viêm dạ dày ruột do ngộ độc. Dấu hiệu trẻ nôn nhiều lần trong ngày thường bắt đầu xuất hiện khoảng 2 – 12 giờ sau khi bé ăn phải những loại thực phẩm kém chất lượng. Những trẻ bị ngộ độc thức ăn sẽ không sốt. Biểu hiện nôn trớ thường không kéo dài quá 12 tiếng, có thể có hoặc không kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Nếu bé sốt và nôn liên tục suốt 12 tiếng đồng hồ, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Xem thêm:  Con sinh năm 2023 hợp với ba mẹ tuổi nào?

1.2. Do trẻ em bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ sốt vài ngày và đôi khi đi kèm với tình trạng đi tiểu thấy đau rát, nôn ói hoặc nước tiểu có mùi hôi khó chịu thì có thể là do con bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

1.3. Do trẻ bị tắc ruột

Căn bệnh này xảy ra khi ruột của con bị xoắn lại. Mặc dù đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Thậm chí, trẻ phải được cấp cứu càng sớm càng tốt. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tắc ruột ở trẻ em là đau bụng dữ dội. Do đó, nếu con không đau bụng hoặc chỉ đau bụng vừa thì việc bé bị nôn liên tục không phải vì tắc ruột.

Các biểu hiện của tắc ruột bao gồm đau bụng dữ dội, đột ngột, từng cơn hoặc liên tục, nôn nhiều, kèm theo đi đại tiện, vã mồ hôi, làn da trở nên nhợt nhạt và tình hình bệnh càng ngày càng xấu đi.

1.4. Do trẻ bị lồng ruột

Với trẻ nhỏ, nếu con bị nôn liên tục nhưng không sốt, không muốn ăn uống hoặc bị đau bụng nhưng không đi đại tiện được thì có thể bé bị lồng ruột. Bé cần phải được điều trị cấp cứu ngay. Có nhiều triệu chứng của bệnh lồng ruột ở trẻ em. Ví dụ như bé thường co chân về phía bụng, đi ngoài phân lỏng, người nhợt nhạt, máu trong phân.

2. Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Nhiều phụ huynh không biết bé bị nôn liên tục phải làm sao, bài viết sẽ đưa ra hướng xử trí bước đầu đối với những trẻ bị nôn liên tục.

2.1. Bù nước và điện giải

Trẻ nôn liên tục cần được bổ sung nước và điện giải để tránh các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Tốt nhất cho trẻ uống dung dịch Oresol (dạng gói bột hoặc dạng viên) và pha đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Một số trẻ không thích mùi vị của Oresol và có thể phản ứng lại bằng cách nôn nhiều hơn, do đó không nên ép trẻ uống một lúc quá nhiều, mà nên chia nhỏ và cho bé uống từng ngụm. Chú ý bổ sung khoảng 50-100 ml dung dịch Oresol sau mỗi lần trẻ nôn hoặc đại tiện phân lỏng.

Xem thêm:  Chuẩn bị cho con bạn đi học mẫu giáo như thế nào?

Phụ huynh cần nhận biết một số dấu hiệu mất nước ở trẻ nôn, tiêu chảy để có hướng xử trí trước mắt kịp thời.

  • Đối với mất nước nhẹ: Trẻ có thể có biểu hiện khô môi, khô mắt, khát nước,… Trong trường hợp này, trẻ bú mẹ cần tăng cường cữ bú, trẻ lớn hơn có thể cho uống thêm nước đun sôi để nguội, nước hoa quả,… bên cạnh dung dịch Oresol, và nên sớm đưa trẻ tới các cơ quan y tế.
  • Đối với mất nước nặng hơn: Trẻ biểu hiện mắt trũng và sâu, khô môi, khóc không ra nước mắt, không tiểu tiện 6 giờ liên tục, mệt mỏi. Ngay lập tức đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được bù nước, điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch và điều trị kịp thời.

2.2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nôn liên tục

Đối với trẻ còn bú mẹ, bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú, có thể chia nhỏ các cữ bú và cho trẻ bú theo nhu cầu. Chú ý để trẻ nằm đầu cao sau khi bú nhằm giảm tình trạng trào ngược và nôn trớ ở trẻ.

Đối với những trẻ lớn bị nôn liên tục, trẻ được khuyến cáo ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng, tránh ăn thức ăn cứng, khó tiêu sẽ khiến hệ tiêu hóa đang bị tổn thương phải làm việc “quá tải”.

Cho trẻ ăn uống trở lại bình thường khi trẻ không nôn từ 12-24 giờ, và khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn khi hồi phục. Trong và sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được cung cấp đủ nước phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

2.3. Thuốc điều trị, hỗ trợ triệu chứng

  • Thuốc hạ sốt: Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol với liều lượng và cách dùng phù hợp với cân nặng của trẻ, có thể kết hợp với phương pháp lau mát để hạ nhiệt hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nếu không được bác sĩ kê đơn, vì không phải tình trạng nôn nào cũng liên quan đến nhiễm trùng.
  • Thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy: Phụ huynh hết sức lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc chống nôn và thuốc cầm tiêu chảy, vì đó là hoạt động tự bảo vệ nhằm đào thải các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy không đúng sẽ làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vi khuẩn hay độc tố gây ngộ độc lưu lại trong đường tiêu hóa, khiến trẻ đầy bụng, chướng hơi, và kéo dài thời gian bị bệnh.
Xem thêm:  Cách chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ

2.4. Phòng ngừa lây nhiễm

Nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm là những nguyên nhân gây nôn phổ biến nhất ở trẻ. Việc giữ gìn vệ sinh trong gia đình có ý nghĩa quan trọng, vừa tránh làm nặng thêm hoặc khởi phát tình trạng nhiễm trùng ở trẻ, vừa phòng tránh lây nhiễm trong gia đình. Chú ý rửa tay bằng nước và xà phòng thường xuyên: trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, trước và sau khi chăm sóc trẻ,…

3. Trẻ bị nôn khi nào cần đưa đến bệnh viện?

Trẻ bị nôn liên tục cần được đưa đến bệnh viện ngay trong các trường hợp:

  • Nôn tất cả mọi thứ
  • Nôn kéo dài trên 24 giờ
  • Dịch nôn lẫn máu đỏ tươi / máu bầm hoặc có màu vàng / màu xanh
  • Dấu mất nước
  • Các dấu hiệu nguy hiểm khác: bỏ bú, đau bụng, khóc thét, co giật, li bì, khó đánh thức,…

Khi thấy trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày kèm những dấu hiệu trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc con yêu của bố mẹ mau chóng khỏi bệnh nhé!

BÀI VIẾT XEM NHIỀU