Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ khi hệ tiêu hóa còn quá non yếu. Nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón kéo dài không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.

1. Tổng quan rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa chưa ổn định nên dễ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa khi thay đổi chế độ ăn đột ngột. Tuy rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, dẫn đến chán ănsuy dinh dưỡngcòi xương

Các vấn đề rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Nôn trớ (trào ngược dạ dày)
  • Đầy bụng, đi ngoài phân sống
  • Tiêu chảy, mất nước
  • Táo bón.

2. 6 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là 6 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất.

2.1. Hệ tiêu hóa non yếu

Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Trong khi đó, hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ lại chưa đủ mạnh, hoặc bị rối loạn nên không thể tạo thành hàng rào để bảo vệ cơ thể bé, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa.

Xem thêm:  Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

2.2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do kháng sinh không chỉ có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà nó còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn có hại nhiều hơn sẽ tấn công vi khuẩn có lợi và gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, táo bón, phân sống…

2.3. Ngộ độc thức ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt nên dễ bị rối loạn, ngộ độc thức ăn khi bé tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa hóa chất bảo vệ thực vật, đồ ăn ôi thiu hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để chế biến thức ăn cho bé.

2.4. Môi trường sống không đảm bảo

Trẻ nhỏ thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc trẻ tiếp xúc nhiều với vật nuôi, đồ chơi, đồ dùng bị nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị ngộ độc thức ăn do vi khuẩn từ môi trường đi vào hệ tiêu hóa và gây bệnh.

Ngoài ra, trẻ không rửa tay trước khi ăn cũng sẽ tạo điều kiện lây nhiễm giun sán, vi khuẩn và nhiều tác nhân khác gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy…

Xem thêm:  Tác dụng của quả óc chó với mẹ bầu

2.5. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Dù trẻ được ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi nhưng bé vẫn gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa thì đó là do ba me chưa xây dựng đúng chế độ ăn cho bé.

Một số sai lầm trong việc ăn uống của trẻ như: cho ăn dặm quá sớm (khi chưa được 6 tháng tuổi), ăn các món ăn nhiều đạm, nhiều giàu mỡ, ăn quá nhiều rau củ giàu chất xơ, ăn các thức ăn khó tiêu như ngô, sắn, hoặc cho trẻ ăn quá no cũng có thể là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Những sai lầm này khiến bé gặp phải tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng…

2.6. Biến chứng của bệnh lý khác

Ngoài 5 nguyên nhân trên, rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể là do một số bệnh lý khác gây nên. Ví dụ như bé bị viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm phế quản khiến con có đờm nhưng lại chưa biết khạc nhổ mà sẽ nuốt vào, khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa.

3. Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Ngay khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên thực hiện ngay những biện pháp sau:

  • Chế biến thức ăn thành dạng mềm, cắt nhỏ, dễ tiêu hóa, đảm bảo trẻ luôn ăn đồ nấu chín, uống sôi.
  • Chia khẩu phần thức ăn thành nhiều bữa nhỏ. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường ruột như: sữa chua, các loại rau xanh, hoa quả có nhiều chất xơ.
  • Bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ bị mất nước bằng thuốc Oresol. Lưu ý cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nên bổ sung cho trẻ loại men chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn và bổ sung kèm prebiotic.
Xem thêm:  Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng

Ngoài ra, để phòng các bệnh lý đường tiêu hoá cho trẻ, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽmcrom, selen, vitamin nhóm B… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU