Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Tiêm phòng vacxin trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trước khi mang thai. Hầu hết các mũi tiêm phòng đều nên tiêm trước khi bạn có ý định mang thai 3 tháng, tuy nhiên vacxin uốn ván là loại vacxin thường được tiêm trong khi mang thai. Nhiều người thắc mắc rằng tiêm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và nên tiêm như thế nào. Hãy cùng DrCare tìm hiểu câu trả lời nhé!

1. Tại sao cần tiêm uốn ván khi mang thai

Uốn ván là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh (95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván bị tử vong). Đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh này là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn… Hiện nay, phần lớn phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vacxin uốn ván, do đó không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai cần phải được tiêm vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Xem thêm:  Lợi ích sức khỏe của cà rốt

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi và lịch tiêm phòng uốn ván như sau:

–  Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ

–  Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng

–  Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau.

–  Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau.

–  Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.

2. Thời điểm, lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

* Với phụ nữ mang thai lần đầu:

Với phụ nữ lần đầu mang thai, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều sẽ được tiêm 2 mũi:

– Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên, không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định

– Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

* Với phụ nữ mang thai lần hai:

– Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi thai kỳ đủ 24 tuần.

Xem thêm:  Nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?

– Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 2 liều uốn ván như mang thai lần đầu.

3. Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai:

– Trước khi thực hiện tiêm uốn ván, mẹ bầu cần được thăm khám để biết rõ rằng sức khỏe của mẹ và thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.

– Việc tiêm phòng uốn ván cần dựa vào tuổi thai và số lần mang thai, mẹ bầu không nên tự ý đi tiêm.

– Phụ nữ mang thai khi tiêm phòng uốn ván có thể bị sưng đau hoặc dị ứng tại chỗ, nhưng không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Như vậy việc tiêm phòng uốn ván sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ và cả về sau. Vì vậy, các mẹ bầu hãy ghi nhớ các mốc thời gian khám thai và tiêm uốn ván đầy đủ để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU