Điện thoại

0988718083

Email

drcarevietnam@gmail.com

Giờ mở cửa

Thứ Hai - Thứ Bảy: 8AM - 6PM

Mất thính lực có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai. Các trẻ giảm hoặc mất thính lực gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, cả bằng lời nói và ngôn ngữ cử chỉ, gia tăng các rối loạn hành vi. Việc sàng lọc sớm, phát hiện và điều trị kịp thời mang lại những lợi ích rất thiết thực cho trẻ và gia đình. 

1. Làm cách nào để kiểm tra thính giác của trẻ có tốt hay không?

Để biết được khả năng thính lực của trẻ, cách duy nhất để biết chắc chắn là thực hiện các bài kiểm tra thính giác của trẻ. Khi con của bạn được sinh ra, tại các cơ sở y tế, trẻ có thể sẽ được sàng lọc về thính lực trẻ sơ sinh trước khi xuất viện. Sau đó, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để kiểm tra thính giác của trẻ trong mỗi lần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

Một số trường mầm non, trẻ cũng sẽ được kiểm tra sức khỏe thính lực trong những lần khám sức khỏe thính giác và thị lực cho trẻ em tại cơ sở của giáo dục. Và hầu hết trong những lần trẻ nhập học tại cơ sở giáo dục đều có những lần khám định kỳ về thính giác và thị lực cho học sinh. Phụ huynh học sinh cũng nên kiểm tra xem liệu tại trường mầm non hoặc trường học của con bạn có những lần kiểm tra sức khoẻ này cho trẻ hay không.

Tuy nhiên cho dù có những lần kiểm tra sức khoẻ như vậy, cha mẹ và người chăm sóc thông thường chính là những người đầu tiên nhận thấy những điều bất thường và không ổn với thính giác của trẻ – vì vậy giữa các lần kiểm tra, bạn cũng nên dành sự quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo có thể có về vấn đề thính giác, chẳng hạn như con bạn không trả lời đúng các câu hỏi đơn giản và làm theo chỉ dẫn.

Kiểm tra tất cả các dấu hiệu của vấn đề thính giác ở trẻ. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số những triệu chứng bên dưới hoặc có cảm giác có điều gì đó không ổn, hãy nói chuyện với bác sĩ của con bạn. Bao gồm:

  • Không thích các trò chơi;
  • Không nhận ra tên của những người thân, vật nuôi và đồ vật quen thuộc;
  • Không thể làm theo các lệnh đơn giản;
  • Không quay đầu lại khi nghe âm thanh phát ra từ phòng khác;
  • Không thể hiện mong muốn;
  • Không bắt chước những từ đơn giản;
  • Không sử dụng ít nhất hai từ;
  • Không phản hồi với âm nhạc;
  • Không nói bất cứ điều gì;
  • Không chỉ vào các bộ phận cơ thể đơn giản hoặc nhìn vào các đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu.

Những vấn đề thính giác có thể do các nguyên nhân khác nhau – trẻ chưa biết đi hoặc chưa biết nói có thể phát triển chậm hơn mức trung bình một chút kể cả sự phát triển về thính lực và những trẻ này sẽ sớm phát triển bắt kịp với những đứa trẻ bình thường khác. Và một đứa trẻ không đáp lại khi bạn nói chuyện với trẻ có thể chỉ đơn giản là đang chú ý tới một vấn đề khác hoặc đang cảm thấy mệt mỏi.

Xem thêm:  Quan hệ bao lâu thì biết có thai và một số dấu hiệu nhất biết sớm?

Nhưng nếu con bạn có vấn đề về thính giác, việc càng được chẩn đoán sớm và được điều trị về mặt ngôn ngữ cá nhân hoặc sử dụng máy trợ thính, thì càng có nhiều khả năng con bạn phát triển bình thường và được các mốc phát triển về ngôn ngữ và lời nói.

2. Khi con bạn có những vấn đề về thính giác, bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ của con bạn có thể tiến hành một bài kiểm tra thính giác và sau đó giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa về thính học (chuyên gia thính giác) nếu con bạn có những bất thường trong quá trình kiểm tra về thính giác. Trẻ cũng có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ thính học hoặc một chuyên gia khác – chẳng hạn như bác sĩ tai mũi họng – nếu con bạn có những vấn đề về ngôn ngữ và lời nói ở mức độ dưới trung bình hoặc nếu trẻ không đạt được các mốc phát triển bình thường hoặc nếu trẻ bị chảy dịch dai dẳng sau màng nhĩ.

Chuyên gia thính học sẽ điều chỉnh một bài kiểm tra thính lực khác – sử dụng các phương pháp chủ quan và khách quan – phù hợp với độ tuổi và trình độ phát triển của con bạn.

3. 7 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ mất thính lực sau sinh

Mẹ mắc bệnh lý khi mang thai 

Những bà mẹ mắc một số bệnh lý, bị nhiễm trùng khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella (sởi Đức), giang mai, herpes, toxoplasmosis (bệnh mèo cào) con sinh ra có nguy cơ mất thính lực cao hơn những trẻ khác.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh

Người trong gia đình, người chăm sóc trẻ có vấn đề về nghe, nói, ngôn ngữ hoặc chậm phát triển thì bé sinh ra cũng có nguy cơ mất thính lực cao hơn những trẻ khác.

Mẹ có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc trong thời kỳ mang thai

Các bà mẹ có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ các kháng sinh mạnh điều trị nhiễm khuẩn thuộc nhóm aminoglycosides (gentamycin, kanamycin) nhiều hơn 5 ngày, hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.

Đẻ non hoặc nhẹ cân

Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng khi sinh dưới 1500g) có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Vàng da

Trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não, trẻ có chỉ số Apgar sau đẻ thấp bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa.

Chỉ số Apgar sau đẻ thấp

Những trẻ rất yếu khi sinh, có điểm Apgar từ 0-3 điểm trong 5 phút hoặc những trẻ không tự thở trong 10 phút cũng gây nên nguy cơ mất thính lực ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm:  Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý?

Những nguy cơ bất thường khác

  • Bilirubin máu cao ở ngưỡng phải chỉ định thay máu.
  • Viêm màng não mủ, viêm não.
  • Những trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng có gây ra nghe kém như quai bị, sởi.
  • Chấn thương đầu đặc biệt với những chấn thương gãy dọc và ngang xương thái dương.
  • Bất thường sọ mặt bao gồm những bất thường về hình thái học của vành tai, ống tai, không có nhân trung, đường chân tóc thấp.
  • Bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa.
  • Những yếu tố nguy cơ từ thời kì sơ sinh có liên quan đến nghe kém tiếp nhận (CMV, thở máy kéo dài từ 10 ngày trở lên và các bệnh di truyền).
  • Có dấu hiệu hoặc những triệu chứng liên quan đến những hội chứng có suy giảm sức nghe như hội chứng Waardenburg hoặc Usher.
  • Trẻ với những bệnh thoái hóa thần kinh như u xơ thần kinh, động kinh, Friedreich’s ataxia, Huntington’s chorea, Werding-Hoffmann, Charcot-Marie- Tooth.

Tuy nhiên, ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà.

4. Biểu hiện nghi ngờ trẻ bị khiếm thính

Trẻ không có những biểu hiện phát triển ngôn ngữ sau đây cần được chú ý theo dõi về thính lực

Giai đoạn từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi

  • Giật mình hoặc khóc khi nghe tiếng động lớn
  • Có vẻ đang lắng nghe tiếng nói
  • Phát ra âm thanh như “ô…ô”

Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi

  • Thức dậy khi nghe tiếng động thình lình
  • Nhận ra tiếng nói quen thuộc
  • Thích lục lạc hoặc các đồ chơi khác phát ra tiếng
  • Dõi mắt theo âm thanh
  • Bắt đầu bi bô tập tành nói chuyện

Giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi

  • Quay đầu về phía có âm thanh
  • Bắt đầu bắt chước các âm thanh tiếng nói, trẻ bập bẹ các âm thanh khác nhau “ba – ba”, v.v
  • Có đáp ứng khi nghe gọi tên

Giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi

  • Lặp lại những từ ngữ và âm thanh đơn giản
  • Phản ứng lại trước tiếng hát hoặc tiếng nhạc
  • Gọi đúng từ “mẹ” hoặc “ba”

Ngoài ra nếu bé có những biểu hiện sau đây, mẹ cũng có thể lưu ý về khả năng thính lực của trẻ:

  • Không thấy trẻ có sự tiến triển trong phát âm hoặc trẻ chậm nói
  • Trẻ kêu đau tai ( có thể do viêm tai giữa)
  • Trẻ không nhận biết hoặc khó nhận biết âm thanh từ đâu vọng đến
  • Trẻ nói quá nhỏ hoặc quá lớn tiếng
  • Trẻ mở tivi hoặc vặn máy nghe nhạc quá lớn
  • Trẻ thể hiện những khó khăn trong giao tiếp hoặc trong học tập

Các dấu hiệu này không nhất thiết là trẻ bị khiếm thính nhưng nếu thấy trẻ có một hoặc một số dấu hiệu như trên cần cho trẻ đi khám ngay. Khi phát hiện sớm trẻ bị khiếm thính sớm, bạn cần hợp tác với các Bác sĩ tai mũi họng, các chuyên gia về thính lực trẻ em để có thể phối hợp với nhau giúp trẻ phát triển.

Xem thêm:  Sau sinh nên ăn gì để nhanh hết sản dịch và những điều mẹ cần lưu ý?

5. Các vấn đề về thính giác được điều trị như thế nào?

Nếu con của bạn bị khiếm thính bẩm sinh hoặc phát triển vấn đề do bệnh tật, điều đó có thể không thể chữa khỏi, nhưng có nhiều lựa chọn để giúp cho trẻ có thể cải thiện khả năng nghe được nhiều nhất có thể. Nói chuyện với chuyên gia thính học về các khả năng cho con bạn, chẳng hạn như máy trợ thính (một thiết bị điện tử nhỏ, đeo bên trong hoặc sau tai, giúp khuếch đại âm thanh), FM trainer (để khuếch đại một cách có chọn lọc giọng nói của từng cá nhân – chẳng hạn như khuếch đại giọng nói của giáo viên ), hoặc cấy ghép ốc tai điện tử.

Ốc tai điện tử bao gồm các điện cực được đưa vào tai trong (ốc tai) và một thiết bị bên ngoài thu nhận và xử lý âm thanh. Bộ phận cấy ghép có chức năng thay thế tai trong bằng cách mang tín hiệu thính giác đến não. Nếu tình trạng khiếm thính của con bạn được phân loại là nghiêm trọng hoặc trầm trọng, trẻ có thể là được điều trị cấy ghép điện cực ốc tai.

Cấy ghép giúp nhiều trẻ em bị mất thính lực nghiêm trọng không thể hưởng lợi từ máy trợ thính. Nhưng ngay cả với máy trợ thính hoặc thiết bị cấy ghép, hầu hết trẻ em sẽ cần liệu pháp ngôn ngữ trong vài năm để có thể nói một cách dễ hiểu.

Đối với một số trẻ khiếm thính, không thể nói và nghe. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là trẻ phải bắt đầu học ngôn ngữ ký hiệu càng sớm càng tốt. Một số gia đình chọn cách tiếp cận kết hợp cho phép đứa trẻ hoạt động tốt nhất có thể trong cả cộng đồng khiếm thính và mất thính lực.

Phát hiện trẻ mất thính lực sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Nếu bé trong độ tuổi sơ sinh, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế khám sàng lọc sơ sinh vừa được khám thính lực chuyên sâu, vữa được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nếu bé ngoài độ tuổi sơ sinh, bạn nên cho bé khám sức khỏe tổng quát. Điều này sẽ giúp tầm soát bệnh toàn diện, hiệu quả, tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác.

BÀI VIẾT XEM NHIỀU